Bảo tồn và phát huy di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Nhưng ngẫm lại không biết đã có bao nhiêu di sản mất đi trong im lặng và sẽ còn bao nhiêu lần dư luận tiếp tục lên tiếng để giữ lại hồn cốt, giá trị văn hóa từ buổi sơ khai của đất Nam bộ trong dòng chảy ngày càng nhanh của đô thị hóa.

Cùng với câu chuyện “nhà lầu ông Phủ” ở Đồng Nai, nhiều năm nay nhà cổ cụ Vương Hồng Sển (quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng là mối quan tâm của những ai yêu mến di sản cũng như trân trọng và ngưỡng mộ sự nghiệp nghiên cứu văn hóa của học giả họ Vương để lại.

Tuy nhiên, từ khi được xếp hạng di tích đến nay, vì tranh chấp thừa kế trong gia đình, nên Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển (được xếp hạng theo Quyết định số 140/2003/QĐ-UB ngày 5-8-2003) chưa một lần được tu sửa để bảo tồn các giá trị kiến trúc xưa.

Và mới đây, UBND quận Bình Thạnh có quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định số 6200/QĐ-KPHQ ngày 23-8-2023 của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh đối với căn nhà cổ này.

Câu chuyện về hai ngôi nhà kể trên cho thấy việc giữ lấy giá trị di sản văn hóa không phải dễ, nhất là những tài sản còn thuộc sở hữu cá nhân. Trong công tác bảo tồn, xưa nay vẫn vướng phải quan điểm ngại xếp hạng di tích, bởi một khi đã xếp hạng, việc trùng tu, nâng cấp công trình phải chờ đợi thông qua nhiều thủ tục giấy tờ…

Vì thế có những công trình đẹp, địa điểm giá trị nhưng hoàn toàn chỉ là câu chuyện của riêng người/đơn vị sở hữu. Vấn đề này, đặt công tác bảo tồn một lần nữa vào thế khó, bởi hiện vật hay công trình thuộc tài sản cá nhân, thì chuyện bảo quản thế nào, giữ hay bán cũng là quyền cá nhân.

Chuyện bảo tồn di sản chắc chắn không thể nói và tính theo kiểu nhà cổ hay đồ cổ phải từ 100 năm trở lên, nếu ít hơn chỉ là đồ cũ… bởi việc xem là di sản còn xét trên nhiều phương diện khác nhau. Và việc bảo tồn cũng không phải đắp lên tấm áo “di tích lịch sử” hay “di tích kiến trúc nghệ thuật” là xong… mà phải làm sao để di sản “sống” cùng dòng chảy đương thời.

Suy cho cùng di sản vật thể hay phi vật thể cũng sinh ra từ đời sống sinh hoạt, tập quán của nhân dân… Nếu giữ một giá trị trăm năm hay ngàn năm chỉ để xếp hạng trên giấy tờ thì đó là “bảo tồn chết”, không mang lại ý nghĩa và cũng không phát huy được giá trị gì cho hiện tại và mai sau.

Trong dòng chảy không ngừng của đời sống xã hội, hạ tầng được đầu tư xứng đáng chính là thước đo rõ rệt của sự phát triển, việc giữ gìn di sản trong bản đồ phát triển đô thị không phải dễ dàng… Và đây là việc cần được nhìn nhận sòng phẳng, rõ ràng. Có những công trình xứng tầm, cần phải được gìn giữ, việc quy hoạch bảo tồn cần được tiến hành cấp thiết.

Song có những công trình cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt kiến trúc nghệ thuật, giá trị lịch sử. Nếu đó chỉ là một công trình đẹp, và xét trên tổng thể địa phương có rất nhiều công trình tương tự, thậm chí hơn về mặt lịch sử thì trong quá trình phát triển kinh tế, đôi khi chấp nhận dỡ bỏ một hay một vài công trình là việc thường thấy ở nhiều đô thị trên toàn thế giới.

Di sản là điểm tựa để thế hệ hôm nay và mai sau kế thừa, tự hào về bản sắc mà muôn lớp người đi trước để lại. Có quá khứ - hiện tại thì mới có nền tảng để bồi đắp tương lai, bảo tồn di sản chưa và không bao giờ chỉ là việc giữ cho có để liệt kê, mà di sản phải “sống” cùng thời đại và sẵn sàng bắt nhịp với tương lai, kiến tạo nên các giá trị văn hóa tốt đẹp cho cộng đồng.

Theo HỒNG DƯƠNG (SGGPO)

sggp.org.vnXem link nguồn

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.

Kỳ vọng sớm có ngành công nghiệp golf

Kỳ vọng sớm có ngành công nghiệp golf

Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Golf Việt Nam - Nha Trang 2024 “Trăm năm Golf Việt” được Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức tại Khánh Hòa từ ngày 27-11, Hội thảo chuyên đề Phát triển bền vững ngành công nghiệp golf Việt dự kiến sẽ diễn ra.

Thiên chức nghề giáo

Thiên chức nghề giáo

Trong truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt, nghề giáo được xem là một thiên chức vì người thầy không đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn định hình tương lai của học trò. Đó là lý lẽ của nhiều ẩn dụ sâu sắc tôn vinh thiên chức nghề giáo.

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.