Gia Lai: Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 15-11, nhằm chào mừng 79 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2024), Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 đã khai mạc tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Tham dự Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hoàng Bình cùng đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức và hơn 200 nghệ nhân, nghệ sĩ, thành viên đến từ các địa phương, câu lạc bộ, đội nhóm trong và ngoài tỉnh.

4392aca10886b3d8ea97.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024. Ảnh: Anh Minh

Phát biểu khai mạc, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh nhận định: “Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 là hoạt động thiết thực giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa, từ đó có ý thức trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Chương trình được xây dựng theo hướng đổi mới, đa dạng và phong phú, kết hợp hoạt động trình diễn và trải nghiệm các hình thức nghệ thuật, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực...của các dân tộc nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của Nhân dân, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Gia Lai, thu hút du khách đến với Phố núi thân yêu”.

62951124b5030e5d5712.jpg
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Vũ Tiến Anh (trái) hiến tặng lá cờ đỏ sao vàng mang về từ huyện đảo Trường Sa. Ảnh: Anh Minh

Tại chương trình, Bảo tàng tỉnh đã tiếp nhận một số hiện vật gồm: Cờ đỏ sao vàng do Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) tặng đoàn công tác tỉnh Gia Lai, nay được Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Vũ Tiến Anh hiến tặng; 5 hiện vật gốm Chăm (Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm); 7 chiếc áo dài di sản minisize (Câu lạc bộ Áo dài Sống Xanh Pleiku).

Sau lễ khai mạc, từ ngày 15 đến 17-11, Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi như: diễn tấu cồng chiêng; hòa tấu nhạc cụ dân tộc; trình diễn khèn, sáo của đồng bào H’Mông; múa xòe của người Mường; hát then, đàn tính của người Tày, Nùng; múa sạp của người Tày, Thái; nghệ thuật chèo, dân ca quan họ Bắc Ninh của dân tộc Kinh; dân ca, dân vũ của dân tộc Chăm, trình diễn áo dài di sản…

ce863fa35c87e7d9be96.jpg

Du khách sẽ được trải nghiệm mặc áo dài, mặc trang phục các dân tộc để chụp ảnh check in; được hướng dẫn làm gốm Chăm, đan lát; nặn tò he, thưởng thức nghệ thuật thư tháp, trà đạo, bút lửa; tham gia các trò chơi dân gian kết hợp với trải nghiệm ẩm thực của các vùng miền trong cả nước.

6ecdc85ea07a1b24426b.jpg

Dịp này, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam”. Hơn 60 tác phẩm hội họa trong bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã được giới thiệu đến người xem thông qua hình thức trưng bày truyền thống và trình chiếu kỹ thuật số.

b2827e698f4e34106d5f.jpg

Với nội dung phong phú, hình tượng nghệ thuật giản dị, sinh động, các tác phẩm tại triển lãm sẽ giúp người xem hiểu thêm về con người và vùng đất Tây Nguyên, từ đó có thể cảm nhận được một phần các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của miền đất đỏ Tây Nguyên thông qua ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật tạo hình.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.