Nội lực Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Mỗi lần về Kbang, khi xuống đến ngã tư giao lộ Trường Sơn Đông và quốc lộ 19, cảm giác vui và tự hào cứ trào dâng vì tôi đến vùng đất lịch sử gắn liền với làng Stơr của Anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp, rồi trong giai đoạn chống Mỹ là khu căn cứ cách mạng của tỉnh-Krong.

Ngày nay, phát huy thế mạnh, nội lực, Kbang từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

Một góc thị trấn Kbang nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Một góc thị trấn Kbang nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Đi trên con đường thảm nhựa phẳng lì chạy giữa khu dân cư sầm uất và mênh mông cánh đồng mía dọc xã Tơ Tung, Kông Lơng Khơng… đẹp như tranh, tôi không khỏi nhớ về một Kbang của vài ba thập niên trước. Sau khi được tách ra từ An Khê để thành lập huyện, Kbang là địa phương rộng lớn nhất tỉnh với diện tích gần 1.900 km2, chiếm gần 12% tổng diện tích toàn tỉnh.

Ngày ấy, nhắc tới Kbang, người ta liền nghĩ ngay đến rừng bởi toàn huyện có đến hơn 128.000 ha rừng và đất rừng, trong đó có 2 khu rừng nguyên sinh cực quý là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Bao thế hệ người Bahnar nơi đây chủ yếu sống dựa vào rừng, họ không chỉ phát rẫy, làm nương mà đến mùa còn vào rừng bẻ măng, hái quả xoay, quả sim, lấy mật ong để bán.

Cứ ngỡ tập quán lạc hậu “phát, đốt, chọc, trỉa” sẽ mãi ám theo cuộc đời của người dân Kbang và ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng. Song, những năm qua, huyện vùng xa này đã có sự thay đổi lớn, tác động đáng kể đến đời sống xã hội, đặc biệt là làm thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương. Đó là huyện đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, không chỉ bảo đảm cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng mà còn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Từ chỗ chỉ trồng lúa rẫy là chính, năm 1996, cả huyện chỉ gieo trồng được 145 ha lúa Đông Xuân thì đến nay con số này là hơn 1.100 ha lúa Đông Xuân. Ngay cả những vùng trước đây đồng bào Bahnar chỉ biết trỉa lúa rẫy như Đăk Rong, Sơn Lang… thì bây giờ đã biết thâm canh và áp dụng cơ giới vào khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Ngay từ khi Nhà máy Đường An Khê được triển khai xây dựng và phía dưới đèo An Khê là Nhà máy Đường Bình Định hoạt động, đã có một bước ngoặt lớn đối với nền sản xuất nông nghiệp của Kbang. Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự đầu tư của ngành Nông nghiệp và các doanh nghiệp, bà con nông dân đã nhanh chóng chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang trồng mía nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy.

Năm 1996, cả huyện chỉ trồng được 842 ha mía, năm 2000 là 1.419 ha thì năm nay đã vượt lên đạt xấp xỉ 11.000 ha với sự xuất hiện của nhiều cánh đồng mía mẫu lớn như ở xã Đông, Kông Lơng Khơng, Kông Bơ La, Tơ Tung, Nghĩa An, thị trấn Kbang... Mía nhiều và đạt năng suất 90-100 tấn/ha, đến nỗi nhiều người không ngần ngại gì khi khẳng định rằng hiện nay huyện Kbang là thủ phủ của cây mía ở vùng Đông Trường Sơn.

Dấu ấn đậm nét trong sản xuất nông nghiệp Kbang còn phải kể đến sự xuất hiện của cà phê-loại cây công nghiệp dài ngày, vốn là cây chủ lực của khu vực Tây Trường Sơn.

Cứ ngỡ thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu ở vùng Đông Trường Sơn như Kbang không phù hợp với loại cây này nhưng từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, huyện đã đưa cà phê vào trồng ở các xã phía Bắc và Đông Bắc như: Đăk Rong, Sơ Pai, Sơn Lang; đến nay tổng diện tích cà phê trên địa bàn có gần 3.600 ha. Đặc biệt, vài ba năm trở lại đây, một loại cây công nghiệp khác đã góp phần làm đổi đời người dân Kbang là mắc ca; với diện tích lên đến gần 3.000 ha, trong đó phần lớn là trồng tập trung, năng suất bình quân đạt 3-4 tấn/ha.

Được biết, hạt mắc ca tách vỏ sấy khô hiện có giá trên dưới 250 ngàn đồng/kg (1 kg tươi tách ra nhân còn 0,5 kg). Cây mắc ca đang khẳng định thế mạnh của mình và sẽ là cây mũi nhọn của huyện nhờ khâu chế biến sâu sau thu hoạch, trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng của địa phương, mang lại nguồn thu nhập cho người sản xuất và nhà chế biến, kinh doanh.

Không thể chỉ điểm qua từng ấy diện tích cây trồng mà có thể đánh giá cả nền kinh tế của một địa phương. Song, chính từ sự chuyển đổi này đã nói lên bước phát triển đáng mừng của Kbang. Thành công lớn nhất đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Kbang là người nông dân đã ý thức về lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và có tính đột phá, loại bỏ tập quán lạc hậu trong sản xuất, người dân sống gần rừng cũng bỏ dần thói quen ỷ lại vào rừng.

Chưa kể đến thế mạnh nhiều tiềm năng về du lịch, nấm linh chi, quả sim, hạt xoay, mật ong, măng le… mùa nào thức ấy là những sản vật nổi tiếng của rừng Kbang hiện nay. Cùng với cà phê, mía, hạt mắc ca, chanh dây… tạo nên chuỗi 11 sản phẩm OCOP năm 2023 của huyện.

Đi lên từ chính nội lực của mình, những địa danh nổi tiếng như Tơ Tung, Krong, Sơn Lang… thời kháng chiến nay đã trở thành những địa chỉ hấp dẫn trên bản đồ kinh tế của địa phương.

Phải chăng, từ thực tiễn nêu trên rút ra một vấn đề có tính quyết định đối với đời sống kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên nói chung và huyện Kbang nói riêng. Đó là, nếu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa thì đây sẽ là biện pháp hữu hiệu để giữ rừng Tây Nguyên luôn xanh thẳm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.