Gác bếp ngày mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.

Nhà cửa thì ẩm thấp, đường sá thì nhão nhoẹt, những dấu chân chi chít lối đi. Mong mãi chẳng có chút nắng hửng lên mà phơi phóng thức nọ, thức kia. Nhìn bếp lửa hắt ánh hồng tỏa hơi ấm khắp căn nhà, nhìn gác bếp chất đầy bao nhiêu thứ cần hong khô mà hắn thầm biết ơn.

Mùa này, những cơn mưa rừng, mưa núi tầm tã. Mưa nối mưa. Mưa như thối đất, thối cát. Mà lạ thật, càng mưa thì bao nhiêu thứ sản vật núi rừng lại càng thêm mê đắm. Nói đâu xa, ngay mấy vạt le bên bìa rừng đấy, khi những cơn mưa kéo dài thấm ướt cánh rừng thì từ các thân cây le già lại nhú lên những chồi măng non mơn mởn. Măng le này mà hái về luộc lên chấm mắm hay xào, nấu canh, hầm gì đều ngon hết sẩy. Vậy là chẳng nề hà gió mưa, nề hà những cung đường nhão nhoẹt, hắn, bao người làng hắn, tay cầm dao, cuốc nhỏ, tay cầm bao đi hái măng rừng. Chịu khó một vòng là mang về cả bao măng nặng trĩu.

Mà ngặt nỗi, mưa suốt, mưa như trút. Muốn để dành chút măng chẳng thể nào phơi phóng được. Mẹ hắn vốn tảo tần. Bao măng hắn mang về, phần bán cho thương lái, phần ít để lại ăn trong ngày, phần nữa mẹ hắn đem luộc để khử bớt mùi măng rồi lấy lạt xâu thành xâu dài treo lên gác bếp. Chỉ tầm một tuần thôi, những búp măng trắng bắt đầu se lại, khô dần.

Đơn sơ gác bếp nhà sàn. Ảnh: N.P

Đơn sơ gác bếp nhà sàn. Ảnh: N.P

Nhờ gác bếp mà nhà hắn có măng ăn quanh năm, mùa mưa ăn măng tươi, mùa khô ăn măng khô, đỡ phải lo phần nào chuyện rau, chuyện măng cho bữa cơm cả nhà. Măng gác bếp sậm màu vì ám khói chứ không có màu vàng như phơi nắng. Nào đâu chỉ màu sắc. Măng treo gác bếp bao giờ cũng mang lại cho món ăn mùi khói măng thơm thơm đặc biệt. Đó không hẳn là mùi, cũng không hẳn là vị, nó là tất cả. Mà phải thân thuộc lắm, phải gắn bó lắm với gác bếp ngày mưa như người ở làng hắn mới nhận thấy, mới sinh ghiền. Thành ra, với hắn, đã ăn măng khô cứ phải là măng gác bếp. Măng khô gác bếp đem ngâm nước, luộc qua vài ba lần, rồi có kho, hầm hay xào đều phảng phất vị khói thân thương của bếp lửa nhà sàn.

Gác bếp nhà hắn nào đâu chỉ gác măng. Nhà có thịt con heo, con bò, mẹ hắn chọn phần chắc thớ, rửa sơ qua, rồi để dành treo gác bếp. Vạt bắp bên suối đến mùa thu hái, dùng không hết, mẹ hắn lấy dây lạt buộc lại thành từng túm treo lủng lẳng. Đám lúa, rẫy bắp hay ít hạt bầu hạt bí, mẹ hắn chọn chọn, lựa lựa hạt mẩy, quả ngon để dành giống cho mùa sau, thể nào cũng tỉ mẩn treo bên gác bếp.

Cha hắn khéo tay, giỏi đan lát. Già rồi chẳng theo được việc đồng, việc rẫy, ngồi nhà miết cũng buồn, suốt ngày làm bạn với chuốt nan, đan rổ rá. Vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhà hắn chẳng phải mua. Cha hắn đan hết cái này đến cái kia, hoàn thành xong, thể nào cũng đặt lên gác bếp. Có chút hơi khói, hơi lửa, đồ đan từ mây tre chẳng lo mối mọt, dùng mãi vẫn bền lâu.

Ngày dựng lại căn nhà sàn mới, cha hắn làm bếp bên góc nhà và không quên làm cái gác bếp. Không như mấy nhà trong làng chỉ gác tạm lên vài thanh gỗ, cha hắn cẩn thận chọn những cây le già thẳng thớm, xếp đều lên nhau rồi dùng dây mây buộc chặt thành khung hình chữ nhật. Nhà sàn phải có cái gác bếp mới đúng cốt cách, đúng phong vị của nhà sàn, cha hắn bảo vậy.

Mà nào đâu chỉ đúng cốt cách, đúng phong vị. Với người làng hắn, cái gác bếp đơn sơ, ám đen bồ hóng vậy mà được bao việc. Nơi cất trữ của để dành những ngày mưa gió. Nơi làm nên món đặc sản thịt gác bếp trứ danh.

Nói đến món thịt gác bếp, cha hắn kể lại rằng, người làng xưa kia dù có giàu có nhất làng, trâu bò hàng đàn, cồng chiêng quý cả chục bộ cũng làm gì có tủ lạnh, có máy sấy, máy ép để bảo quản thực phẩm như bây giờ. Đi rừng bắt được con thú rừng hay làm thịt con heo, con trâu, con bò, muốn để dành đều để lên gác bếp. Cách làm cũng đơn giản lắm, chọn miếng thịt chắc thớ, rửa sạch rồi treo lên. Nhà nào cầu kỳ hơn thì tẩm ướp thêm chút gia vị. Chỉ vài hôm, thịt bén hơi khói, hơi lửa, khô dần và giữ hương vị rất riêng, vừa ngòn ngọt vị thịt, vừa ngai ngái vị khói. Khi dùng chỉ cần nướng sơ mặt ngoài dính chút bồ hóng, mùi ám khói, chấm với ít muối hạt giã cùng tiêu, ớt. Ngày mưa lành lạnh, có dĩa thịt heo gác bếp xé nhỏ, chuyện cứ nối tiếp chuyện, cả nhà rổn rảng bên bếp lửa hồng, cứ gọi là ăn nhớ, ăn thương.

Tối ngày mưa, cả nhà hắn quây quần sưởi ấm bên bếp lửa. Ánh lửa hồng bập bùng soi rọi từng gương mặt và soi rõ màu lam của làn khói ngoằn ngoèo nhẹ tỏa lên không trung, lên chiếc gác bếp đơn sơ, giản dị. Hắn cảm giác cái gác bếp đơn sơ, đậm màu thời gian, đậm cả màu khói bụi đã được đôi bàn tay gầy guộc của cha, đôi bàn tay tảo tần của mẹ hắn gửi gắm bao nhiêu ước mơ, khát vọng, chất chứa bao nhiêu của để dành cho anh em hắn luôn có những buổi tối quây quần, ấm no, đủ đầy bên bếp lửa hồng.

Theo NGUYÊN PHÚC (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.