Nỗi lo mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!

Má mang nỗi lo thường trực của người dân miền Trung và cả cái tính tiết kiệm, lo xa đã hình thành từ cuộc sống vất vả. Mặc dù cho mưa Tây Nguyên thường không gây úng ngập như má sợ nhưng vẫn có nhiều thứ khiến người ta phải lo.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Cái lo đầu tiên là mùa màng thất bát. Cây lúa và hoa màu đều cần nước để phát triển, nhưng mưa nhiều quá, thiếu ánh nắng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Những vườn rau ứ đọng nước mưa thì cây thối gốc, không phát triển được. Nhiều khu vườn ở vùng đất trũng thấp đã không thể trồng trọt được vào mùa mưa là vì vậy. Mưa nhiều khiến cho việc bảo quản nông sản cũng gặp nhiều khó khăn.

Cuộc sống nhà nông phụ thuộc vào ruộng vườn nên trời mưa gió triền miên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Với nỗi lo cố hữu trong mùa mưa lũ, má tôi cũng như những người phụ nữ ở quê ngày trước thường để dành mắm muối và thực phẩm khô để ăn trong những ngày mưa dài khi tiền bạc thiếu hụt và việc đi lại khó khăn. Khi ấy, chỉ cần lo đủ gạo đủ củi khô để nấu, còn thức ăn là mắm muối và các loại rau quanh vườn là đủ.

Trời mưa khiến cho việc chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn khi mà không thể chăn thả gia súc như ngày thường. Người nuôi trâu bò phải vất vả, dầm mưa lội nước để đi cắt cỏ. Quần áo thì lúc nào cũng trong tình trạng ướt nhẹp, phơi mãi mà không kịp khô.

Mưa triền miên khiến nhiều con đường trở nên lầy lội, trơn trượt; việc đi lại rất khó khăn. Mưa còn khiến nhiều đoạn đường bị sạt lở, cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho người đi đường.

Mùa mưa cũng là thời điểm phát sinh nhiều mầm bệnh. Những căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết cũng khá phổ biến trong thời gian này, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân. Nhiều biện pháp như khơi thông cống rãnh, diệt lăng quăng/bọ gậy được thực hiện nhưng bệnh vẫn chưa thể được đẩy lùi hoàn toàn. Ở những vùng gần ao hồ, sông suối, mùa mưa nước dâng cao còn có thể gây nguy cơ đuối nước, nhất là với những em nhỏ.

“Nắng mưa là chuyện của trời”. Chúng ta không thể điều khiển những hiện tượng thời tiết theo ý mình. Nếu như những cơn mưa đầu mùa giúp giải nhiệt sau những ngày nắng nóng, giúp cây trái tốt tươi, khí hậu mát mẻ thì những ngày tháng mưa dầm kéo dài mang tới nhiều bất tiện. Với những người làm việc trong nhà thì không quá đáng ngại. Nhưng với người mà công việc phải dầm mưa dãi nắng thì những ngày mưa gió triền miên là nỗi ám ảnh.

Mưa cần thiết cho sự sống, nhưng mưa cũng ẩn chứa nhiều nỗi lo. Vậy nên, những thông tin về thời tiết, sự mong mỏi cho mưa thuận gió hòa vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều người.

Có thể bạn quan tâm

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.