Gia Lai thành lập Ban Khuyến học trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo, dòng họ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hội Khuyến học tỉnh Gia Lai vừa có văn bản hướng dẫn thành lập Ban Khuyến học ở tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ và hội đồng hương trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Khuyến học là tổ chức khuyến học trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang, cơ sở tôn giáo, dòng họ, và hội đồng hương... từ cấp tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Hội Khuyến học huyện Chư Sê trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Chư Pơng). Ảnh: P.N
Hội Khuyến học huyện Chư Sê trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Chư Pơng). Ảnh: P.N

Tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang, cơ sở tôn giáo, dòng họ và hội đồng hương... thành lập Ban Khuyến học và lấy tên là: Ban Khuyến học + tên đơn vị. Ví dụ: Ban Khuyến học Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban Khuyến học Hội Nông dân tỉnh Gia Lai; Ban Khuyến học Chùa Bửu Long, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; Ban Khuyến học dòng họ Phạm tại huyện Đak Đoa...;

Ban Khuyến học thuộc đơn vị cấp nào thì trực thuộc Hội Khuyến học cấp đó trong phạm vi quản lý hành chính của địa phương và chịu sự lãnh đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức thành lập Ban Khuyến học.

Hoạt động của Ban Khuyến học phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và chịu sự hướng dẫn của Hội Khuyến học cấp trên trực tiếp thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.

Căn cứ Điều lệ Hội, nhu cầu hoạt động khuyến học, ý kiến của cấp ủy cơ quan, đơn vị, sự hướng dẫn của Hội Khuyến học, Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập và quy định nội dung hoạt động của Ban Khuyến học cơ quan. Căn cứ Điều lệ Hội, nhu cầu hoạt động của Ban Khuyến học doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ, hội đồng hương... và sự hướng dẫn của Hội Khuyến học cấp trên trực tiếp, người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ... quyết định thành lập và quy định nội dung hoạt động của Ban Khuyến học đơn vị.

Tổ chức Ban Khuyến học gồm có Trưởng ban là người đứng đầu (hoặc cấp phó) đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, dòng họ...; thành viên: đối với cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp thành viên gồm đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ...; đối với các cơ sở tôn giáo, dòng họ, hội đồng hương, thành viên gồm đại diện của cơ sở tôn giáo, chi họ, chi hội...

Sau khi có quyết định thành lập Ban Khuyến học, các cơ quan, đơn vị gửi quyết định về Hội Khuyến học cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo Hội Khuyến học tỉnh. Hội Khuyến học tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam theo quy định. Thời hạn báo cáo kết quả thành lập Ban Khuyến học về Hội Khuyến học tỉnh Gia Lai (số 40, đường Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chậm nhất vào ngày 30-10-2024 . 

Có thể bạn quan tâm

Hạnh phúc nghề giáo

Nghề cao quý

(GLO)- Đôn-ki-xtôi có câu: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Hàng năm, khi tháng 11 về với nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những người “lái đò thầm lặng” lại cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.