Học sinh Trường THPT Chi Lăng đạt huy chương bạc Olympic Phát minh và Sáng tạo thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhóm học sinh Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vừa đạt huy chương bạc Olympic Phát minh và Sáng tạo thế giới (WICO) lần thứ 13 năm 2024 tại Hàn Quốc với dự án “Phần mềm nhận diện Công nghệ ảo Deepfakes”.

Theo đó, kỳ thi WICO năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 24-7 tại Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) với sự tham gia tranh tài của khoảng 2.000 học sinh, sinh viên đến từ 25 quốc gia trên thế giới.

Học sinh Trường THPT Chi Lăng đạt huy chương bạc kỳ thi Olympic Phát minh và Sáng tạo thế giới. Ảnh: ĐVCC

Học sinh Trường THPT Chi Lăng đạt huy chương bạc kỳ thi Olympic Phát minh và Sáng tạo thế giới. Ảnh: ĐVCC

Trường THPT Chi Lăng là đơn vị duy nhất của tỉnh Gia Lai tham gia sân chơi trí tuệ này với dự án “Phần mềm nhận diện Công nghệ ảo Deepfakes” của nhóm 3 học sinh: Bùi Hoàng Sơn (lớp 12A3), Võ Đăng Tuệ và Đặng Thái Kim (cùng lớp 11A7). Với tính thực tiễn cao, dự án này đã xuất sắc đạt huy chương bạc tại kỳ thi.

Deepfake là một công nghệ mới đang phát triển nhanh chóng và có khả năng gây những tác động tiêu cực đến xã hội khi được sử dụng để tạo ra các video giả mạo từ việc ghép khuôn mặt của người này vào cơ thể của người khác. Trước mối nguy hại này, nhóm tác giả dự án đã bắt tay hoàn thiện phần mềm nhận diện video lừa đảo bằng Deepfake với nhiều chức năng, thông minh hơn và tính thực tiễn cao hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường.

Được biết, WICO là kỳ thi dành cho các nhóm học sinh phổ thông với những phát minh dự án nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn. Cuộc thi được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Sáng chế Đại học Hàn Quốc (KUIA); được Quốc hội Hàn Quốc công nhận và tài trợ. Ngoài ra, kỳ thi này còn có sự tài trợ của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ của Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.