Sức sống mới ở làng Têng 1

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) luôn giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”. Với sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, diện mạo ngôi làng ngày càng khởi sắc.
Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung (bìa trái) trao bằng công nhận làng Têng 1 (xã Tân Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: T.N

Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung (bìa trái) trao bằng công nhận làng Têng 1 (xã Tân Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: T.N

Trò chuyện với P.V, Trưởng thôn Rơ Cơm Jõi phấn khởi nói: Làng Têng 1 có 181 hộ với 737 khẩu, chủ yếu là người Jrai. Những năm qua, hệ thống chính trị tập trung vận động bà con tích cực xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển sản xuất để nâng cao đời sống. Vận động dân làng tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Hiện nay, tổng diện tích đất sản xuất của làng là gần 77 ha, chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu, rau màu các loại. Các hộ dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, làng chỉ còn 2 hộ nghèo và 14 hộ cận nghèo.

Từ năm 2023 đến nay, người dân làng Têng 1 được xã hỗ trợ 5 con bò sinh sản và 17 con heo giống; xây dựng nhà ở cho 1 hộ nghèo; hỗ trợ 25 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng khó khăn; làm nhà vệ sinh cho 14 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.

Ông Hiu-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Têng 1-cho hay: Chi hội đã tuyên truyền, vận động bà con nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước thoát nghèo bền vững”.

Cuộc vận động đã lan tỏa sâu rộng đến từng gia đình. Nhiều hộ đã biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, cải tạo vườn tạp, đưa giống cây trồng mới vào sản xuất phục vụ đời sống gia đình và mang lại thu nhập... Năm 2023, Chi hội ra mắt Tổ hợp tác trồng lúa và cung ứng gạo sạch với 12 thành viên tham gia sản xuất trên diện tích hơn 4 ha, sản phẩm làm ra tiêu thụ ổn định.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới cũng được người dân tích cực hưởng ứng. Bà con cùng nhau giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, nghề truyền thống; bảo quản hệ thống đường giao thông nội đồng và đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Nhiều hộ có điều kiện đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà ở khang trang, mua sắm phương tiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, dân làng luôn chú trọng việc học của con em, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được huy động đến trường đạt 100%.

Làng Têng 1 có gần 100% hộ theo 2 tôn giáo chính là Công giáo và Tin lành Việt Nam (miền Nam). “Ban Công tác Mặt trận thường xuyên đến thăm hỏi, đồng thời kết hợp tuyên truyền, vận động bà con chấp hành các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, sống “tốt đời, đẹp đạo” và tham gia các phong trào thi đua do địa phương phát động.

Đồng thời, nêu cao cảnh giác với âm mưu của kẻ xấu, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự ở địa phương”-bà Míu-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng-chia sẻ.

Đồng bào dân tộc thiểu số làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) quan tâm duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Đồng bào dân tộc thiểu số làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) quan tâm duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người ở làng Têng 1 đạt 42 triệu đồng/năm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đạt 97,4%, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 98%. Từ năm 2020 đến nay, làng Têng 1 liên tục được UBND TP. Pleiku công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”. Làng cũng được Chủ tịch UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Ông Phạm Văn Hiếu-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Sơn-đánh giá: “Những năm gần đây, làng Têng 1 đạt được nhiều kết quả trong xây dựng nông thôn mới. Chi bộ và các đoàn thể của làng Têng 1 tích cực vận động bà con phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới và duy trì hiệu quả tiêu chí làng nông thôn mới đã đạt được”.

Có thể bạn quan tâm

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

(GLO)- Xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, UBND tỉnh vừa có Tờ trình số 2289/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kiểm tra chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Kiểm tra chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 2-10, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Y Vinh Tơr-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Khối thi đua các tổ chức Chính trị-Xã hội-Nghề nghiệp Gia Lai thăm Khu di tích Chiến thắng Plei Me và Đồn Biên phòng Ia Lốp

Khối thi đua các tổ chức Chính trị-Xã hội-Nghề nghiệp Gia Lai thăm Khu di tích Chiến thắng Plei Me và Đồn Biên phòng Ia Lốp

(GLO)- Ngày 29-9, Khối thi đua các tổ chức Chính trị-Xã hội-Nghề nghiệp tỉnh Gia Lai (Khối thi đua) tổ chức chuyến thăm Khu Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Me (xã Ia Ga) và Đồn Biên phòng Ia Lốp (xã Ia Mơ), huyện Chư Prông với nhiều hoạt động ý nghĩa. 

Ia Sao: Lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

Ia Sao lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.