Sức sống mới ở làng Têng 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) luôn giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”. Với sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, diện mạo ngôi làng ngày càng khởi sắc.
Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung (bìa trái) trao bằng công nhận làng Têng 1 (xã Tân Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: T.N

Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung (bìa trái) trao bằng công nhận làng Têng 1 (xã Tân Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: T.N

Trò chuyện với P.V, Trưởng thôn Rơ Cơm Jõi phấn khởi nói: Làng Têng 1 có 181 hộ với 737 khẩu, chủ yếu là người Jrai. Những năm qua, hệ thống chính trị tập trung vận động bà con tích cực xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển sản xuất để nâng cao đời sống. Vận động dân làng tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Hiện nay, tổng diện tích đất sản xuất của làng là gần 77 ha, chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu, rau màu các loại. Các hộ dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, làng chỉ còn 2 hộ nghèo và 14 hộ cận nghèo.

Từ năm 2023 đến nay, người dân làng Têng 1 được xã hỗ trợ 5 con bò sinh sản và 17 con heo giống; xây dựng nhà ở cho 1 hộ nghèo; hỗ trợ 25 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng khó khăn; làm nhà vệ sinh cho 14 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.

Ông Hiu-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Têng 1-cho hay: Chi hội đã tuyên truyền, vận động bà con nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước thoát nghèo bền vững”.

Cuộc vận động đã lan tỏa sâu rộng đến từng gia đình. Nhiều hộ đã biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, cải tạo vườn tạp, đưa giống cây trồng mới vào sản xuất phục vụ đời sống gia đình và mang lại thu nhập... Năm 2023, Chi hội ra mắt Tổ hợp tác trồng lúa và cung ứng gạo sạch với 12 thành viên tham gia sản xuất trên diện tích hơn 4 ha, sản phẩm làm ra tiêu thụ ổn định.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới cũng được người dân tích cực hưởng ứng. Bà con cùng nhau giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, nghề truyền thống; bảo quản hệ thống đường giao thông nội đồng và đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Nhiều hộ có điều kiện đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà ở khang trang, mua sắm phương tiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, dân làng luôn chú trọng việc học của con em, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được huy động đến trường đạt 100%.

Làng Têng 1 có gần 100% hộ theo 2 tôn giáo chính là Công giáo và Tin lành Việt Nam (miền Nam). “Ban Công tác Mặt trận thường xuyên đến thăm hỏi, đồng thời kết hợp tuyên truyền, vận động bà con chấp hành các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, sống “tốt đời, đẹp đạo” và tham gia các phong trào thi đua do địa phương phát động.

Đồng thời, nêu cao cảnh giác với âm mưu của kẻ xấu, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự ở địa phương”-bà Míu-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng-chia sẻ.

Đồng bào dân tộc thiểu số làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) quan tâm duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Đồng bào dân tộc thiểu số làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) quan tâm duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người ở làng Têng 1 đạt 42 triệu đồng/năm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đạt 97,4%, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 98%. Từ năm 2020 đến nay, làng Têng 1 liên tục được UBND TP. Pleiku công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”. Làng cũng được Chủ tịch UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Ông Phạm Văn Hiếu-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Sơn-đánh giá: “Những năm gần đây, làng Têng 1 đạt được nhiều kết quả trong xây dựng nông thôn mới. Chi bộ và các đoàn thể của làng Têng 1 tích cực vận động bà con phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới và duy trì hiệu quả tiêu chí làng nông thôn mới đã đạt được”.

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

(GLO)-

Sau giờ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cuối buổi chiều, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Gia Lai tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhờ đó, các đơn vị bảo đảm nguồn rau xanh, thực phẩm an toàn, góp phần, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

(GLO)- Ngày 23 và 24-8, hàng chục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thị xã An Khê cùng đại diện các hộ dân làng Pốt (xã Song An) đã băng qua những rừng keo, bạch đàn, vượt qua từng con dốc cao để kéo ống, đào rãnh, lắp đặt đường ống dẫn nước về làng.
Nội lực Kbang

Nội lực Kbang

(GLO)-Mỗi lần về Kbang, khi xuống đến ngã tư giao lộ Trường Sơn Đông và quốc lộ 19, cảm giác vui và tự hào cứ trào dâng vì tôi đến vùng đất lịch sử gắn liền với làng Stơr của Anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp, rồi trong giai đoạn chống Mỹ là khu căn cứ cách mạng của tỉnh-Krong.
Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

(GLO)- Việc triển khai thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Gia Lai hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.