Chuyển cơ quan chức năng xử livestream bán hàng vi phạm về thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trường hợp phát hiện việc livestream bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, ngành thuế sẽ chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, vừa cho biết thời gian qua ngành thuế đã tăng cường công tác quản lý thuế lĩnh vực dịch vụ truyền hình, truyền thông, sáng tạo nội dung phát sinh thu nhập từ quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng xuyên biên giới; rà soát thông tin đối với tổ chức, cá nhân bán hàng livestream trên các nền tảng xã hội…

Hoạt động livestream bán hàng ngày càng trở nên phổ biến (Ảnh minh hoạ)
Hoạt động livestream bán hàng ngày càng trở nên phổ biến (Ảnh minh hoạ)

Ngày từ đầu năm 2024, cơ quan thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra đối với người nộp thuế có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, livestream bán hàng online.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong 6 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã xử lý vi phạm 4.560 người nộp thuế (gồm 1.274 doanh nghiệp, 3.286 cá nhân) với số thuế xử lý truy thu và phạt là 297 tỉ đồng.

Ông Đặng Ngọc Minh cho biết thời gian tới ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ "điểm nghẽn" Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng giải pháp và lộ trình làm sạch tài khoản cho các trang thương mại điện tử và các trang mạng xã hội thực hiện hoạt động kinh doanh, quảng cáo.

Đồng thời, rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, kỹ thuật để sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử đáp ứng mục tiêu quản lý hoạt động thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử nói chung, livestream bán hàng nói riêng, nhất là các hành vi bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, trốn thuế, gian lận thuế...

Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng khi có vi phạm pháp luật chuyên ngành.

Có thể bạn quan tâm

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.