Gia Lai: Tăng cường giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 14-5, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai có văn bản về tăng cường các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh.

Thời gian qua, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), phòng ngừa tai nạn giao thông (TNGT) trong thanh thiếu niên, học sinh; tuy nhiên, vi phạm TTATGT trong thanh thiếu niên, học sinh vẫn diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.

Điển hình như chiều 13-5-2024, trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) tiếp tục xảy ra vụ TNGT giữa xe máy do Trần Văn Phong (SN 1982) điều khiển, va chạm với xe máy đi ngược chiều, trên xe có 3 người gồm Đỗ Nguyên Chương (SN 2008), Trần Thị Diễm Trang (SN 2010) và Trần Thị Diễm Quỳnh (SN 2011).

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: V.Đ

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: V.Đ

Hậu quả, nạn nhân Phong chết tại chỗ, nạn nhân Chương chết tại bệnh viện và 2 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu do Đỗ Nguyên Chương điều khiển phương tiện đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn.

Để kiềm chế, ngăn ngừa các vụ TNGT tương tự trong thời gian đến, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị UBND huyện Chư Păh chỉ đạo, đánh giá làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên, xác định trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Cùng với đó, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã và TP. Pleiku chỉ đạo thực hiện tăng cường các giải pháp bảo đảm TTATGT trong thanh thiếu niên, học sinh; trọng tâm là các chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới, Chỉ thị số 31/CT- TTg ngày 21-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Đồng thời, lực lượng Công an tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đối với mô tô, xe gắn máy theo các chuyên đề trọng điểm về vi phạm phần đường, làn đường, nồng độ cồn, tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không đủ tuổi điều khiển phương tiện, xe mô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật, thanh thiếu niên lạng lách, đánh võng, nẹt pô, đua xe,...

Tập trung công tác tuyên truyền, kết hợp xử lý vi phạm TTATGT khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, trong học sinh; chú trọng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là người dân tộc thiểu số cam kết và thực hiện không giao xe cho người chưa đủ điều kiện (chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định) điều khiển xe tham gia giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.