Gia Lai: Tăng cường giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 14-5, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai có văn bản về tăng cường các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh.

Thời gian qua, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), phòng ngừa tai nạn giao thông (TNGT) trong thanh thiếu niên, học sinh; tuy nhiên, vi phạm TTATGT trong thanh thiếu niên, học sinh vẫn diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.

Điển hình như chiều 13-5-2024, trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) tiếp tục xảy ra vụ TNGT giữa xe máy do Trần Văn Phong (SN 1982) điều khiển, va chạm với xe máy đi ngược chiều, trên xe có 3 người gồm Đỗ Nguyên Chương (SN 2008), Trần Thị Diễm Trang (SN 2010) và Trần Thị Diễm Quỳnh (SN 2011).

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: V.Đ

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: V.Đ

Hậu quả, nạn nhân Phong chết tại chỗ, nạn nhân Chương chết tại bệnh viện và 2 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu do Đỗ Nguyên Chương điều khiển phương tiện đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn.

Để kiềm chế, ngăn ngừa các vụ TNGT tương tự trong thời gian đến, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị UBND huyện Chư Păh chỉ đạo, đánh giá làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên, xác định trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Cùng với đó, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã và TP. Pleiku chỉ đạo thực hiện tăng cường các giải pháp bảo đảm TTATGT trong thanh thiếu niên, học sinh; trọng tâm là các chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới, Chỉ thị số 31/CT- TTg ngày 21-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Đồng thời, lực lượng Công an tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đối với mô tô, xe gắn máy theo các chuyên đề trọng điểm về vi phạm phần đường, làn đường, nồng độ cồn, tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không đủ tuổi điều khiển phương tiện, xe mô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật, thanh thiếu niên lạng lách, đánh võng, nẹt pô, đua xe,...

Tập trung công tác tuyên truyền, kết hợp xử lý vi phạm TTATGT khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, trong học sinh; chú trọng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là người dân tộc thiểu số cam kết và thực hiện không giao xe cho người chưa đủ điều kiện (chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định) điều khiển xe tham gia giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.