Sống chậm cùng những vòng xe

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Tập thể dục với xe đạp đã dần thành một phong trào được nhiều người dân TPHCM yêu thích. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tập thể dục với xe đạp đã dần thành một phong trào được nhiều người dân TPHCM yêu thích. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Thành phố này chẳng mấy khi ngủ. Khi đèn đường dần tắt, đêm lùi ngày lên, đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất để bắt đầu hành trình trên những chiếc xe đạp. Đường vắng hơn, không khí trong lành và bầu trời dần chuyển sang màu hồng rực rỡ. Ta có thể cảm nhận được sự yên bình và tĩnh lặng hiếm có của Sài Gòn vào buổi sáng sớm.

Ta cũng nghe thật rõ từng bước chân của chính mình theo những vòng quay xe đạp. Nhịp thở thật đều, như hòa vào nhịp sống của thành phố. Nhưng đôi khi, nó cũng thật nhanh, vội, gấp gáp theo những bước chân đạp dấn lên cầu để rồi cảm nhận hết được cái tinh khôi của làn hơi nước mát từ lòng sông thổi lên. Thở phào một tiếng, phóng tầm mắt ra xa là nghe thấy nhịp sống đã thức giấc chào ngày mới.

Có người thích đạp xe để khám phá những ngóc ngách trung tâm Sài Gòn, khám phá cuộc sống muôn màu trong những con hẻm nhỏ thơm nức mùi cà phê sáng hay những thức quà là chiếc bánh mì nóng giòn, những tô hủ tiếu, bánh canh bốc hơi nghi ngút…

Dừng chân bên một quán nhỏ, nhâm nhi ly cà phê và ngắm nhìn dòng người qua lại. Từng giọt cà phê đắng nhẹ hòa quyện cùng tiếng còi xe, tiếng rao hàng tạo nên một bản giao hưởng độc đáo của Sài Gòn. Thì đây chính là cái huyên náo quen thuộc không thể trộn lẫn. Có người lại thích đạp xe đi xa hơn, xuống Thanh Đa, sang Bình Quới, Hóc Môn, Phú Mỹ Hưng hay ra hẳn Cần Giờ... vừa để thử sức mình vừa tránh xa cái ồn ào náo nhiệt của phố phường.

Các tuyến đường trung tâm thành phố vài năm trở lại đây đều có dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng, được bố trí khắp nơi gần các trạm xe buýt, công viên, điểm du lịch… Khi đã chán với việc di chuyển bằng xe gắn máy, ô tô hay xe buýt, chạy xe đạp như một cách để đổi gió. Một buổi sáng cuối tuần, không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều bạn trẻ hào hứng quét mã, thuê xe dạo quanh thành phố.

Xe lướt ngang qua nhà thờ Đức Bà, chạy bon bon trên đường Lê Duẩn, vòng qua Hội trường Thống Nhất, lướt chầm chậm trên phố đi bộ Nguyễn Huệ rồi dừng chân trước chợ Bến Thành hay bến Bạch Đằng… Đôi khi trên phố bỗng gặp một cô gái thướt tha trong tà áo dài, bất giác lòng vang lên câu hát “thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi!”.

Sau này, có nhiều hơn những tour khám phá Sài Gòn bằng xe đạp dành cho mọi đối tượng, kể cả du khách nước ngoài. Lộ trình mỗi cung đường có khi dài 40-50km, bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào giữa trưa. Ai sẵn xe có thể tự đi. Nếu chưa, sẽ có dịch vụ thuê xe.

Đó là hành trình vừa đi vừa khám phá từng con hẻm, từng ngôi nhà, những quán ăn, quán cà phê, di tích lịch sử văn hóa… mang dấu ấn Sài Gòn xuyên qua các quận huyện. Mỗi chuyến đi một lộ trình khác nhau. Những vòng xe len lỏi tựa hồ như dẫn ta đi qua từng mạch máu, để thực sự cảm nhận rõ hơn từng nhịp thở của thành phố này.

Có thể bạn quan tâm

Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.