Sống chậm cùng những vòng xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Tập thể dục với xe đạp đã dần thành một phong trào được nhiều người dân TPHCM yêu thích. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tập thể dục với xe đạp đã dần thành một phong trào được nhiều người dân TPHCM yêu thích. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Thành phố này chẳng mấy khi ngủ. Khi đèn đường dần tắt, đêm lùi ngày lên, đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất để bắt đầu hành trình trên những chiếc xe đạp. Đường vắng hơn, không khí trong lành và bầu trời dần chuyển sang màu hồng rực rỡ. Ta có thể cảm nhận được sự yên bình và tĩnh lặng hiếm có của Sài Gòn vào buổi sáng sớm.

Ta cũng nghe thật rõ từng bước chân của chính mình theo những vòng quay xe đạp. Nhịp thở thật đều, như hòa vào nhịp sống của thành phố. Nhưng đôi khi, nó cũng thật nhanh, vội, gấp gáp theo những bước chân đạp dấn lên cầu để rồi cảm nhận hết được cái tinh khôi của làn hơi nước mát từ lòng sông thổi lên. Thở phào một tiếng, phóng tầm mắt ra xa là nghe thấy nhịp sống đã thức giấc chào ngày mới.

Có người thích đạp xe để khám phá những ngóc ngách trung tâm Sài Gòn, khám phá cuộc sống muôn màu trong những con hẻm nhỏ thơm nức mùi cà phê sáng hay những thức quà là chiếc bánh mì nóng giòn, những tô hủ tiếu, bánh canh bốc hơi nghi ngút…

Dừng chân bên một quán nhỏ, nhâm nhi ly cà phê và ngắm nhìn dòng người qua lại. Từng giọt cà phê đắng nhẹ hòa quyện cùng tiếng còi xe, tiếng rao hàng tạo nên một bản giao hưởng độc đáo của Sài Gòn. Thì đây chính là cái huyên náo quen thuộc không thể trộn lẫn. Có người lại thích đạp xe đi xa hơn, xuống Thanh Đa, sang Bình Quới, Hóc Môn, Phú Mỹ Hưng hay ra hẳn Cần Giờ... vừa để thử sức mình vừa tránh xa cái ồn ào náo nhiệt của phố phường.

Các tuyến đường trung tâm thành phố vài năm trở lại đây đều có dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng, được bố trí khắp nơi gần các trạm xe buýt, công viên, điểm du lịch… Khi đã chán với việc di chuyển bằng xe gắn máy, ô tô hay xe buýt, chạy xe đạp như một cách để đổi gió. Một buổi sáng cuối tuần, không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều bạn trẻ hào hứng quét mã, thuê xe dạo quanh thành phố.

Xe lướt ngang qua nhà thờ Đức Bà, chạy bon bon trên đường Lê Duẩn, vòng qua Hội trường Thống Nhất, lướt chầm chậm trên phố đi bộ Nguyễn Huệ rồi dừng chân trước chợ Bến Thành hay bến Bạch Đằng… Đôi khi trên phố bỗng gặp một cô gái thướt tha trong tà áo dài, bất giác lòng vang lên câu hát “thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi!”.

Sau này, có nhiều hơn những tour khám phá Sài Gòn bằng xe đạp dành cho mọi đối tượng, kể cả du khách nước ngoài. Lộ trình mỗi cung đường có khi dài 40-50km, bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào giữa trưa. Ai sẵn xe có thể tự đi. Nếu chưa, sẽ có dịch vụ thuê xe.

Đó là hành trình vừa đi vừa khám phá từng con hẻm, từng ngôi nhà, những quán ăn, quán cà phê, di tích lịch sử văn hóa… mang dấu ấn Sài Gòn xuyên qua các quận huyện. Mỗi chuyến đi một lộ trình khác nhau. Những vòng xe len lỏi tựa hồ như dẫn ta đi qua từng mạch máu, để thực sự cảm nhận rõ hơn từng nhịp thở của thành phố này.

Có thể bạn quan tâm

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Buồn vui ngày hè

Buồn vui ngày hè

(GLO)- Khi cái nắng mỗi lúc một nồng nàn, loài hoa học trò rực đỏ cùng tiếng ve réo rắt cũng là lúc các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là quãng thời gian được mong chờ, háo hức nhất của học sinh.
Chuyện hoa quỳnh

Chuyện hoa quỳnh

(GLO)- Khi đọc câu “Hài văn lần bước dặm xanh/Một vùng như thể cây quỳnh cành giao” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi rất tò mò về 2 loại cây này.
“Thức dậy miệng mỉm cười”

“Thức dậy miệng mỉm cười”

(GLO)- Mỗi ngày, chúng ta phải đối diện với nhiều nỗi lo toan nên thường quên mất một phép nhiệm màu: mỉm cười. Nụ cười giúp ta có thêm sức mạnh để thư thái bắt đầu một ngày mới, chấp nhận những điều bất như ý có thể xảy ra bằng sự trân trọng, yêu thương tất cả những gì mình đang có.

Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.