Ngành Giáo dục Gia Lai: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm của nhà trường trong công tác này.

Theo đó, ngành Giáo dục tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới ban hành; các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; hỗ trợ khởi nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng-chống tham nhũng, lãng phí; phòng-chống tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo vệ môi trường; phòng-chống dịch bệnh; an toàn giao thông…

Cùng với đó, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL thông qua dạy học chính khóa; tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật vào kế hoạch dạy học bộ môn của các môn học có ưu thế về PBGDPL như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn… và tổ chức các hoạt động ngoại khóa; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng-chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

Một buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Một buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Bên cạnh tuyên truyền, PBGDPL trong các cuộc họp cơ quan, các buổi chào cờ đầu tuần, các tiết sinh hoạt cuối tuần…, các cơ sở giáo dục cần truyền tải quy định pháp luật và nâng cao ý thức tự giác học tập, chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật, lồng ghép trong sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, pa nô, áp phích, khẩu hiệu... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy; chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo nội dung nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công nhằm nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật; rà soát, chuẩn hóa nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các cơ sở giáo dục đăng tải thông tin pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024; tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật do các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức.

Cần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL trong các cơ sở giáo dục. Ảnh: Mộc Trà
Cần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL trong các cơ sở giáo dục. Ảnh: Mộc Trà

Thêm vào đó, tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của Tủ sách pháp luật trong các cơ quan, đơn vị và các cơ sở giáo dục thực hiện chính sách huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động PBGDPL trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan cấp trên và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị đặc biệt là huy động các tổ chức hành nghề luật sư, luật gia... và các nguồn lực khác trong xã hội tham gia PBGDPL.

Khuyến khích xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật trong nhà trường gồm giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên phụ trách công tác đoàn, hội, đội trong các cơ sở giáo dục gắn với tăng cường tự kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.