Ngành Giáo dục Gia Lai: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm của nhà trường trong công tác này.

Theo đó, ngành Giáo dục tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới ban hành; các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; hỗ trợ khởi nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng-chống tham nhũng, lãng phí; phòng-chống tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo vệ môi trường; phòng-chống dịch bệnh; an toàn giao thông…

Cùng với đó, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL thông qua dạy học chính khóa; tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật vào kế hoạch dạy học bộ môn của các môn học có ưu thế về PBGDPL như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn… và tổ chức các hoạt động ngoại khóa; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng-chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

Một buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Một buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà

Bên cạnh tuyên truyền, PBGDPL trong các cuộc họp cơ quan, các buổi chào cờ đầu tuần, các tiết sinh hoạt cuối tuần…, các cơ sở giáo dục cần truyền tải quy định pháp luật và nâng cao ý thức tự giác học tập, chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật, lồng ghép trong sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, pa nô, áp phích, khẩu hiệu... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy; chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo nội dung nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công nhằm nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật; rà soát, chuẩn hóa nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các cơ sở giáo dục đăng tải thông tin pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024; tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật do các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức.

Cần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL trong các cơ sở giáo dục. Ảnh: Mộc Trà
Cần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL trong các cơ sở giáo dục. Ảnh: Mộc Trà

Thêm vào đó, tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của Tủ sách pháp luật trong các cơ quan, đơn vị và các cơ sở giáo dục thực hiện chính sách huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động PBGDPL trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan cấp trên và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị đặc biệt là huy động các tổ chức hành nghề luật sư, luật gia... và các nguồn lực khác trong xã hội tham gia PBGDPL.

Khuyến khích xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật trong nhà trường gồm giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên phụ trách công tác đoàn, hội, đội trong các cơ sở giáo dục gắn với tăng cường tự kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.