Cần trang bị kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chị bạn than rằng: Mỗi ngày, chị phải mất quá nhiều thời gian cho việc đưa đón con đi học. Có ngày, chị đi 16 lượt chỉ để đưa 2 con (lớp 7, lớp 10) đến trường, đến lớp học thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa. Chị đang nghĩ đến việc mua cho đứa con học lớp 10 chiếc xe máy điện hoặc xe tay ga dưới 50 phân khối.

Trong khi chuyện trò, chị cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của một vị đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang về việc đề nghị Chính phủ ban hành quy định về đào tạo, sát hạch, sử dụng xe gắn máy dung tích dưới 50 phân khối.

Chị bạn tôi cho rằng, mua xe và giao xe cho con là giải pháp hữu hiệu đối với nhiều gia đình khi không thể sắp xếp được thời gian đưa đón. Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến nhiều hệ lụy. Ở tuổi vị thành niên, các con chưa được học và cấp chứng nhận giấy phép lái xe, chưa nhận thức đầy đủ hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Vậy nên, vẫn còn tình trạng học sinh điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành nghiêm các quy định về đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu... Việc tổ chức các lớp đào tạo, sát hạch ngắn hạn, cấp chứng chỉ đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đối với độ tuổi từ 16 đến 18 là cần thiết.

Để tăng tính thuyết phục, chị cũng nêu thêm một số lý do về sự cần thiết phải trang bị kỹ năng lái xe an toàn cho độ tuổi học sinh, nhất là trong bối cảnh lưu lượng xe cộ đông đúc, đường phố ngày càng chật hẹp, thậm chí nhiều giao lộ đã có tình trạng ùn tắc, kẹt xe vào giờ cao điểm. Địa hình TP. Pleiku có nhiều dốc, quy hoạch, thiết kế giao thông nhiều hạn chế nên tồn tại không ít bất cập. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chỉ biết luật, hiểu luật mà đòi hỏi phải có kỹ năng xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc cho người khác.

Thực tế, nhiều phụ huynh trước khi giao xe cho con cũng đã dành thời gian để hướng dẫn, thậm chí theo sát con trong chặng đường từ nhà đến trường. Các trường học cũng linh hoạt với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông. Lực lượng chức năng cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.

Thiết nghĩ, để giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông và tai nạn do học sinh gây ra, nên có những khóa hướng dẫn, sát hạch cần thiết dành cho các em. Các em cần được trang bị lý thuyết một cách có hệ thống, hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ cũng như phương pháp, kỹ năng lái xe an toàn, cách xử lý các tình huống phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

(GLO)- Ngày 16-4, tại Khách sạn Pleiku (TP. Pleiku), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”.

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.