Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng:

Thu hút hơn 3.700 lượt khách tham quan, du lịch sinh thái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Sáng 16-11, Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (gọi tắt là Ban quản lý) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024. Đồng chí Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tổng kết năm 2023 và phương hướng năm 2024 của Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Lê Nam

Quang cảnh hội nghị tổng kết năm 2023 và phương hướng năm 2024 của Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tại hội nghị ông Nguyễn Hữu Huân-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Năm 2023 Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tổ chức 5 đợt tuyên truyền cho 5 thôn làng có 240 lượt người tham gia và 2 đợt tuyên truyền tại các trường học có 200 lượt học sinh tham gia; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phối hợp với các địa phương tổ chức 107 đợt tuyên truyền, với hơn 4.280 lượt người dân tham gia; tổ chức 10 đợt tập huấn cho 200 lượt người dân nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức 2 đợt tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cho cộng đồng tại xã Krong, huyện Kbang; tổ chức 60 lớp nâng cao nhận thức về giá trị, vai trò lợi ích của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường học, với 2.400 lượt học sinh tham gia; Báo Gia Lai và Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai thực hiện trên 160 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã tiếp nhận và thả về tự nhiên 1 cá thể lợn rừng, 6 cá thể rùa răng, 4 cá thể mèo rừng, 1 cá thể rùa núi viền, 2 cá thể rùa núi vàng, 11 cá thể rùa đất lớn, 3 cá thể cu li nhỏ, 3 cá thể kỳ đà hoa, 1 cá thể khỉ đuôi dài, 5 cá thể khỉ đuôi lợn, nhân giống và xuất 1.000 cây giáng hương lớn, 150 cây gõ đỏ, sản xuất 65.000 cây giống trắc; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận bảo tồn 1.505 loài động thực vật, 66 loài vi nấm và cập nhật thêm 43 loài chim, 2 loài ếch và 4 loài rắn; Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đón tiếp phục vụ hơn 3.700 lượt khách…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Dương Mah Tiệp phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Dương Mah Tiệp phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Lê Nam

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đánh giá cao kết quả đạt được của Ban quản lý triển khai trong năm qua. Song, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như: Ban quản lý chưa xây dựng được logo, nhóm zalo để trao đổi thông tin; chưa xây dựng trang thông tin điện tử và chưa đăng ký được tài khoản riêng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; chưa tháo gỡ được vướng mắc về pháp lý hoạt động của Ban quản lý…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban quản lý cần xây dựng kế hoạch năm 2024 phải xác định cụ thể từng nhiệm vụ để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quảng bá về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; tiếp tục kiện toàn bộ máy giúp việc của Ban quản lý; tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và đăng ký nhãn hiệu bảo hộ đối với logo của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; xây dựng trang thông tin điện tử của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; định hướng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch gắn với lịch sử, văn hóa của địa phương theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc Vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng...

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.