Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng:

Thu hút hơn 3.700 lượt khách tham quan, du lịch sinh thái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sáng 16-11, Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (gọi tắt là Ban quản lý) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024. Đồng chí Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tổng kết năm 2023 và phương hướng năm 2024 của Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Lê Nam

Quang cảnh hội nghị tổng kết năm 2023 và phương hướng năm 2024 của Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tại hội nghị ông Nguyễn Hữu Huân-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Năm 2023 Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tổ chức 5 đợt tuyên truyền cho 5 thôn làng có 240 lượt người tham gia và 2 đợt tuyên truyền tại các trường học có 200 lượt học sinh tham gia; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phối hợp với các địa phương tổ chức 107 đợt tuyên truyền, với hơn 4.280 lượt người dân tham gia; tổ chức 10 đợt tập huấn cho 200 lượt người dân nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức 2 đợt tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cho cộng đồng tại xã Krong, huyện Kbang; tổ chức 60 lớp nâng cao nhận thức về giá trị, vai trò lợi ích của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường học, với 2.400 lượt học sinh tham gia; Báo Gia Lai và Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai thực hiện trên 160 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã tiếp nhận và thả về tự nhiên 1 cá thể lợn rừng, 6 cá thể rùa răng, 4 cá thể mèo rừng, 1 cá thể rùa núi viền, 2 cá thể rùa núi vàng, 11 cá thể rùa đất lớn, 3 cá thể cu li nhỏ, 3 cá thể kỳ đà hoa, 1 cá thể khỉ đuôi dài, 5 cá thể khỉ đuôi lợn, nhân giống và xuất 1.000 cây giáng hương lớn, 150 cây gõ đỏ, sản xuất 65.000 cây giống trắc; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận bảo tồn 1.505 loài động thực vật, 66 loài vi nấm và cập nhật thêm 43 loài chim, 2 loài ếch và 4 loài rắn; Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đón tiếp phục vụ hơn 3.700 lượt khách…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Dương Mah Tiệp phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Dương Mah Tiệp phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Lê Nam

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đánh giá cao kết quả đạt được của Ban quản lý triển khai trong năm qua. Song, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như: Ban quản lý chưa xây dựng được logo, nhóm zalo để trao đổi thông tin; chưa xây dựng trang thông tin điện tử và chưa đăng ký được tài khoản riêng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; chưa tháo gỡ được vướng mắc về pháp lý hoạt động của Ban quản lý…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban quản lý cần xây dựng kế hoạch năm 2024 phải xác định cụ thể từng nhiệm vụ để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quảng bá về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; tiếp tục kiện toàn bộ máy giúp việc của Ban quản lý; tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và đăng ký nhãn hiệu bảo hộ đối với logo của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; xây dựng trang thông tin điện tử của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; định hướng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch gắn với lịch sử, văn hóa của địa phương theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc Vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng...

Có thể bạn quan tâm

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR. Ảnh: M.P

Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.