Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

Dự án này được thực hiện bởi Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex dưới sự tài trợ của Công ty JDE Peet’s và hỗ kỹ thuật của Trung tâm Phát triển Cộng Đồng.

Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 nông dân đến từ các thôn, làng trên địa bàn huyện Ia Grai cùng lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện.

Dự án được triển khai từ năm 2022-2025 trên địa bàn huyện Ia Grai với mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn 7.000 ha và tác động trực tiếp đến 5.600 hộ nông dân trên địa bàn. Ngoài ra, dự kiến sẽ có khoảng 10.000 người dân hưởng lợi gián tiếp từ dự án này.

Thông qua dự án, nhằm xây dựng, mở rộng vùng liên kết sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra sản phẩm an toàn; đồng thời mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng cà phê.

Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 nông dân đến từ các thôn, làng trên địa bàn huyện Ia Grai. Ảnh: Phan Nguyên

Sự kiện thu hút sự tham gia của 200 nông dân đến từ các thôn, làng trên địa bàn huyện Ia Grai. Ảnh: Phan Nguyên

Cùng với đó, dự án góp phần nâng cao nhận thức của nông dân về các kỹ thuật canh tác cà phê bền vững theo hướng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính; cải thiện kỹ thuật của nông dân khi tiến hành tái canh, cải tạo vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp để gia tăng sản lượng; giúp nông dân nâng cao kỹ năng quản lý tài chính trong hoạt động sản xuất cà phê của gia đình.

Đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng các loại hóa chất cấm, nhất là thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất glyphosat.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Huỳnh Văn Chẩm-Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai cho biết: “Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là việc xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất cà phê bền vững quy mô lớn, có hiệu quả, mang lại thu nhập cho người sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi cũng bắt đầu quan tâm đến việc phát triển phương thức sản xuất cà phê cũng như các loại cây nông nghiệp khác theo phương thức giảm phát thải khí nhà kính. Qua đó, từng bước đáp ứng yêu cầu của các nhà tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như hướng đến mục tiêu của Việt Nam trong cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới”.

Đại diện Công ty JDE Peet’s, ông Đỗ Ngọc Sỹ-Giám đốc Bền Vững Châu Á-Thái Bình Dương, đã bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể bà con nông dân trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai, các đối tác tham gia dự án. Công ty JDE Peet’s cam kết đồng hành cùng Mascopex trong Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính”, nhằm hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong ngành sản xuất cà phê. Đây là nỗ lực và một trong các dự án của phía Công ty JDE Peet’s để đạt được mục tiêu mua 100% cà phê có trách nhiệm vào năm 2025. Bên cạnh đó Công ty JDE Peet’s cũng quan tâm đến thu nhập của người sản xuất cũng như tính bền vững của ngành sản xuất cà phê của Việt Nam. Do đó, dự án sẽ góp phần hướng đến mục tiêu nâng cao thu nhập cho người sản xuất cũng như được quan tâm đến các quyền lợi và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Nông dân được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững với chuyên gia. Ảnh: Phan Nguyên

Nông dân được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững với chuyên gia. Ảnh: Phan Nguyên

Được biết, đây là dự án mở rộng phát triển cà phê bền vững, tiếp nối dự án giai đoạn I đã được Công ty cổ phần Mascopex triển khai từ năm 2018-2021 về “Nâng cao tính bền vững của sản xuất cà phê đối với nông dân tại tỉnh Gia Lai”.

Có thể bạn quan tâm

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

(GLO)- Dự toán thu nội địa chiếm đến 94% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc hoàn thành mục tiêu này không chỉ đảm bảo chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo nguồn lực vững chắc cho những năm tiếp theo.

Quang cảnh lễ ký kết tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai ký kết hợp đồng ủy thác với các hội, đoàn thể

(GLO)- Ngày 18-7, tại phường Quy Nhơn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác với 14 đơn vị hội, đoàn thể cấp xã, phường trên địa bàn. Đây là sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới với nhiều triển vọng. 

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

null