Tập huấn phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại xã Nghĩa Hưng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 12-4, tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng mở lớp “Tập huấn tổng quan về phân loại, xử lý rác thải hữu cơ và kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi”.
Tập huấn huấn phân loại, xử lý rác thải hữu cơ và kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi tại xã Nghĩa Hưng. Ảnh: Hoàng Minh

Tập huấn huấn phân loại, xử lý rác thải hữu cơ và kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi tại xã Nghĩa Hưng. Ảnh: Hoàng Minh

Tham gia tập huấn có 30 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân và Nhân dân xã Nghĩa Hưng. Trong thời gian tập huấn, các đại biểu được thành viên của Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải tỉnh (thuộc Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”) giới thiệu, hướng dẫn thảo luận và thực hành việc thu gom, phân loại, xử lý các loại rác thải hữu cơ như phụ phẩm cây trồng, thức ăn thừa, phân gia súc, phân gia cầm và kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, thân thiện với môi trường.

HOÀNG MINH

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.