Giảm nghèo về thông tin: Lối mở hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bên cạnh những giải pháp giảm nghèo thiết thực được triển khai, “giảm nghèo về thông tin” cũng được xem là phương cách hiệu quả hỗ trợ công tác này. Một khi người dân nắm bắt thông tin đầy đủ, dân trí được nâng cao thì hướng thoát nghèo sẽ rộng mở. 
Nhiều nội dung thiết thực
Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tỉnh Gia Lai-cho biết: Dự án “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 bao gồm 2 nội dung chính: hoạt động truyền thông về giảm nghèo do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu đề xuất; hoạt động giảm nghèo về thông tin do Sở TT-TT tham mưu đề xuất.
Nhiệm vụ giảm nghèo về thông tin gồm: đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ TT-TT cơ sở; tăng cường nội dung thông tin; thiết lập cụm thông tin cơ sở tại khu vực cửa khẩu, biên giới; trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; hỗ trợ phương tiện nghe nhìn để giúp hộ nghèo tăng cường tiếp cận thông tin. Nguồn kinh phí triển khai thực hiện hợp phần giảm nghèo về thông tin là 11,898 tỷ đồng, trong đó, ngân sách địa phương là 894 triệu đồng.
Về tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, Sở TT-TT đã phối hợp tổ chức 18 lớp đào tạo cho 938 lượt cán bộ làm công tác TT-TT tại cơ sở. Đây là các trưởng thôn, tổ trưởng hoặc tổ phó tổ dân phố thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố. Ngoài tập huấn nghiệp vụ, Sở còn lồng ghép tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho đội ngũ này.
Sở cũng đã trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại 3 huyện Krông Pa, Phú Thiện và Kông Chro; trang bị phương tiện tương tự cho 43 xã vùng khó thuộc các huyện: Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Đak Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Mang Yang và Chư Păh. Tổng kinh phí thực hiện nội dung này là hơn 4,2 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Quang-Chủ tịch UBND xã Đak Rong (huyện Kbang) cho hay: Sau khi tiếp nhận phương tiện và thiết bị, UBND xã giao công chức Văn hóa quản lý, bảo quản để phục vụ các hội nghị lớn cũng như tuyên truyền ở các thôn, làng. “Trước kia, công tác tuyên truyền gặp khó do không có phương tiện. Sau khi được trang bị, hiệu quả tuyên truyền thấy rõ, có lúc còn nhanh nhạy, kịp thời hơn cả đài truyền thanh. Từ đó, xã đã xuất kinh phí mua cho mỗi làng 1 loa kéo để nhân rộng mô hình”-ông Quang chia sẻ.  
Phó Giám đốc Sở TT-TT Lê Thị Thu Hương bàn giao bộ phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động cho cơ sở. Ảnh: Lam Nguyên
Phó Giám đốc Sở TT-TT Lê Thị Thu Hương bàn giao bộ phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động cho cơ sở. Ảnh: Lam Nguyên
Theo Giám đốc Sở TT-TT, liên quan đến yêu cầu giảm nghèo thông tin là sản xuất nội dung thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực Tây Nguyên. Năm 2019, Sở đã hợp đồng tổ chức sản xuất, phát sóng 33 phóng sự trên kênh VTV8 (Đài Truyền hình Việt Nam) và Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng với nội dung: giới thiệu các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, hoạt động xã hội; phổ biến kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật, về bảo tồn văn hóa và nhiều thông tin thiết yếu khác trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh tại địa phương.
Ngoài ra, 170 hộ nghèo ở các xã: Kon Pne, Đak Rong, Tơ Tung (huyện Kbang) và xã Trang, Đak Krong, Ia Băng, Ia Pết, Hà Đông (huyện Đak Đoa) được tặng ti vi với tổng kinh phí trên 830 triệu đồng để nắm bắt thông tin. Trao đổi với P.V, ông Trịnh Nhân Nghĩa-công chức Văn hóa xã Trang-cho biết: “23 hộ nghèo trên địa bàn xã đều phấn khởi khi được trang bị ti vi. Theo tôi, đây cũng là cách giúp giảm nghèo hiệu quả”. 
Đáng chú ý, Sở TT-TT thiết lập cụm thông tin cơ sở tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) với kinh phí hơn 3,1 tỷ đồng. Cụm thông tin gồm 1 pa nô đèn led, máy tính, hệ thống điện dự phòng hoạt động từ cuối năm 2020 hỗ trợ người dân tra cứu thông tin khi làm các thủ tục xuất-nhập cảnh; đồng thời giới thiệu thông tin chính sách thu hút đầu tư, quảng bá du lịch.
Ông Nguyễn Đăng Khoa-Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-thông tin: “Chữ chạy trên pa nô chủ yếu là tiếng Việt. Sau này, anh em Biên phòng dịch sang tiếng Campuchia. Có thể nói, thiết bị tại cụm thông tin cơ sở hiện đại, nội dung phong phú”.  
“Cần sớm có hướng dẫn cho giai đoạn tiếp theo”
Nói về kết quả đạt được qua 5 năm triển khai thực hiện Dự án, Giám đốc Sở TT-TT nhận định: Bước đầu, Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo.
Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin cơ sở đáp ứng nhu cầu của người dân về thông tin; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp cận kiến thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật… Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, đấu tranh với luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, đảm bảo quốc phòng-an ninh; đặc biệt là rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin giữa người dân ở vùng sâu, vùng xa so với khu vực đô thị. 
Pa nô đèn led-một trong các thiết bị chính của cum thông tin cơ sở được thiết lập tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) vào cuối năm 2020.
Pa nô đèn led-một trong các thiết bị chính của cụm thông tin cơ sở được thiết lập tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) vào cuối năm 2020. Ảnh: Lam Nguyên
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các nội dung về giảm nghèo thông tin vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đề xuất Trung ương cấp 25,653 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ được cấp hơn 11 tỷ đồng (43%) nên các phần việc thực hiện chưa nhiều. Đến nay, Sở TT-TT mới trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại 43/62 xã thuộc Dự án.
“Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc. Vì vậy, chúng tôi rất mong Trung ương sớm có hướng dẫn cho giai đoạn tiếp theo”-ông Nguyễn Ngọc Hùng nói.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.