Pleiku tổng kết 20 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 6-11, Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2020.

Đại diện lãnh đạo TP. Pleiku tặng giấy khen cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: Đinh Yến
Đại diện lãnh đạo TP. Pleiku tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Ảnh: Đinh Yến

20 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể TP. Pleiku quan tâm triển khai, thu hút sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thông qua phong trào, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, kiện toàn và phát huy mạnh mẽ; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân được tăng cường; tình làng nghĩa xóm được vun đắp, người dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; các giá trị văn hóa dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; những tập tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi; môi trường sinh thái, cảnh quan đường làng ngõ xóm ngày càng xanh-sạch-đẹp.

Phong trào đã làm thay đổi nhận thức trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, xây dựng “Gia đình văn hóa”, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa. Tính đến cuối năm 2019, TP. Pleiku có 51.178/52.588 hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa; 166/175 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa; 141/147 cơ quan, đơn vị văn hóa.
 
Đánh giá cao thành tích đạt được trong 20 năm qua, ông Trần Xuân Quang-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Pleiku đề nghị các ngành, cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tập trung củng cố Ban chỉ đạo phong trào ở xã, phường, đưa phong trào ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, sống tương trợ, đoàn kết, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang…
 
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Pleiku đã tặng giấy khen cho 
24 tập thể và 29 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2020.

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null