Pleiku công bố hiện trạng rừng năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 4-2, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Hoàng Thị Minh Bình đã ký ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBND về việc công bố hiện trạng rừng thành phố Pleiku năm 2024.

Theo đó, đến ngày 31-12-2024, tổng diện tích tự nhiên của TP. Pleiku là trên 26.076 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là trên 2.353 ha (gồm 48,78 ha rừng tự nhiên và trên 2.304 ha rừng trồng) và diện tích rừng trồng chưa thành rừng là 131,41 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ rừng là trên 2.353 ha, đạt tỷ lệ che phủ rừng là 9,02%; diện tích cây trồng thân gỗ có tính chất tương tự cây rừng là 634,96 ha, đạt tỷ lệ che phủ chung 11,46%.

dien-tich-rung-trong-chua-thanh-rung-cua-tp-pleiku-la-13141-ha-anh-hong-thuong.jpg
Diện tích rừng trồng chưa thành rừng của TP. Pleiku là 131,41 ha. Ảnh: Hồng Thương

Tại quyết định này, UBND TP. Pleiku cũng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Cụ thể, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) số 2 có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn thành phố; phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; tổ chức giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Đồng thời, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn thành phố.

UBND các xã, phường, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, các đơn vị liên quan có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp và chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, thành phố; sử dụng số liệu hiện trạng rừng để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững hàng năm; cập nhật diễn biến rừng năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.