Pleiku: 94,7% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 22-8, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Gia Lai phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) TP. Pleiku, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết công tác BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2022-2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN TP. Pleiku, Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh; đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn thuộc BHXH tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Theo BHXH Gia Lai, năm học 2022-2023, TP. Pleiku có 61 cơ sở giáo dục, số HSSV tham gia BHYT là 56.788/59.969 em, chiếm 94,7%, tăng 3.857 em (tỷ lệ 3,62%) so với năm học 2021-2022. Hiện TP. Pleiku còn khoảng 3.181 em chưa tham gia BHYT, bằng 5,3% tổng số HSSV (gồm 2.047 em là người dân tộc thiểu số và 1.134 em là người kinh); trong đó khối tiểu học là 1.036 em; khối trung học cơ sở là 696 em và khối Đại học, Cao đẳng, trung cấp là 1.205 em. Năm học qua, TP. Pleiku có 13 cơ sở giáo dục đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.

Trong năm học qua, tổng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu đã chi cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Pleiku là 1,8 tỷ đồng. Năm học 2022-2023, toàn thành phố đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho HSSV là 18,8 tỷ đồng; trong đó rất nhiều trường hợp HSSV khám chữa bệnh với chi phí điều trị lớn, đã kịp thời đảm bảo sức khỏe cho HSSV, góp phần giảm thiểu tác động đến kinh tế của phụ huynh HSSV. Từ đó cho thấy tính ưu việt, tính cộng đồng chia sẻ sâu sắc của chính sách BHYT đối với người dân và HSSV khi tham gia BHYT.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ các khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách BHYT HSSV trên địa bàn góp phần thực hiện mục tiêu đạt 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học tới. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN TP. Pleiku đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku nói riêng, các cơ sở giáo dục trên địa bàn cần phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh, các cơ quan, ban, ngành địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền nâng cao tỷ lệ HSSV tham gia BHYT trên địa bàn thành phố. Các cơ sở giáo dục cần nâng cao công tác tuyên truyền để học sinh, phụ huynh nhận rõ lợi ích của việc tham gia BHYT từ đó chủ động tham gia.

Kết luận tại hội nghị, ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh nhấn mạnh: Thời gian tới, ngành BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng. Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cấp huyện, xã cùng với các trường học trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện BHYT HSSV, phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT; tuyên truyền phụ huynh và HSSV hiểu về quyền lợi và trách nhiệm bắt buộc tham gia BHYT; tuyên truyền vận động các nguồn kinh phí xã hội hóa để hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn được tham gia BHYT.

Ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh trao giấy khen của Giám đốc BHXH Gia Lai cho các tập thể thực hiện tốt công tác BHYT HSSV trong năm học qua. Ảnh: Như Nguyện

Ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh trao giấy khen của Giám đốc BHXH Gia Lai cho các tập thể thực hiện tốt công tác BHYT HSSV trong năm học qua. Ảnh: Như Nguyện

BHXH tỉnh phối hợp với các sở, Ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND ngày 9-12-2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai về quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025, trong đó có hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho học sinh là người dân tộc thiểu số. Đề nghị các trường học đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV ngay tại trường học; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác BHYT HSSV năm học 2023-2024, giao chỉ tiêu cụ thể để đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn rà soát cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT kịp thời.

Bên cạnh đó, ngành BHXH tăng cường phối hợp với nhà trường, các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quyền lợi cho HSSV có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh theo đúng quy định của Luật BHYT; tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ nhà trường, phụ huynh và học sinh tiếp tục cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số trên điện thoại di động để sử dụng các tiện ích thông minh, nhất là dùng để khám chữa bệnh không cần thẻ BHYT giấy, phối hợp cập nhật thông tin để đồng bộ trong công tác khám chữa bệnh bằng căn cước công dân. Ngành Giáo dục và Đào tạo và BHXH phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn thực hiện quy trình thu, lập danh sách, phát hành thẻ BHYT kịp thời cho HSSV; phối hợp với ngành Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh giải quyết vướng mắc kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho HSSV khi tham gia BHYT.

Dịp này, lãnh đạo BHXH tỉnh Gia Lai đã trao giấy khen của Giám đốc BHXH Gia Lai cho 10 tập thể và 3 cá nhân thực hiện tốt công tác BHYT HSSV trong năm học qua.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).