Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Bất cập môn thi lựa chọn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc thiết kế phương án thi, trong đó các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học.

Tăng khả năng đoán mò của thí sinh

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (ĐH) từ năm 2025.

Trong văn bản, Hiệp hội đưa ra nhiều ý kiến cần sửa đổi liên quan đến tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Hiệp hội nêu một số thuận lợi, tuy nhiên cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập. Việc thi 4 môn năm 2025 có điểm đặc biệt mới với 36 cách lựa chọn các môn thi, thay vì 4 tổ hợp như trước đây. Hiệp hội cho rằng, nếu tổ chức thi theo từng môn thi độc lập, khiến kéo dài thời gian thi, tăng nguy cơ rủi ro do lộ đề và gây khó khăn cho các trường THPT trong công tác tổ chức kì thi tốt nghiệp.

Việc thiết kế phương án thi, trong đó tất cả các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học và đặc biệt có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng “đoán mò” của thí sinh.

Hơn nữa, việc thiết kế phương án thi, trong đó tất cả các môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học và đặc biệt có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng “đoán mò” của thí sinh. Dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Về đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD&ĐT công bố, Hiệp hội đánh giá, có sự bất cập khá lớn với nội dung phần chuyên đề lựa chọn của các môn học được ra câu hỏi thi chung cho cả nhóm học sinh được học và không được học chuyên đề tạo sự mất công bằng giữa 2 nhóm học sinh này. Trước một số hạn chế, bất cập nêu trên, Hiệp hội kiến nghị, Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập một số Trung tâm Khảo thí độc lập hoạt động theo cơ chế không vì lợi nhuận để triển khai các dịch vụ công ích trong lĩnh vực đo lường - đánh giá giáo dục.

Những thí sinh dự thi kì thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. Ảnh: NHƯ Ý
Những thí sinh dự thi kì thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. Ảnh: NHƯ Ý

Hiệp hội cho rằng, việc ra các loại đề thi khác nhau tuân thủ theo chương trình 2018 và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT và nhóm học sinh có học chuyên đề tự chọn và không học chuyên đề tự chọn để phù hợp với các đối tượng thí sinh dự thi; bảo đảm công bằng, tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh ĐH và giáo dục nghề nghiệp.

Hiệp hội cũng kiến nghị cho các thí sinh dự thi lựa chọn thêm các môn thi lựa chọn (kể cả khi không học môn lựa chọn trong chương trình nhà trường quy định) để đảm bảo người học phát triển hết năng lực tự học và có thêm cơ hội xét tuyển vào các trường đại học khi đảm bảo chất lượng đầu vào.

Chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp 2025

Trước kiến nghị của Hiệp hội, lãnh đạo đơn vị được giao nhiệm vụ ra đề thi tốt nghiệp THPT hằng năm là Cục Quản lí Chất lượng, Bộ GD&ĐT, không trả lời thẳng vấn đề mà chỉ khẳng định đang tập trung làm tốt công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Tại Hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 ở các khâu ra đề, in sao đề thi, coi thi… Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu công tác chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả các khâu.

Ông Thưởng khẳng định, năm 2025, xã hội quan tâm hơn rất nhiều tới kì thi tốt nghiệp THPT vì là năm đầu thực hiện theo Chương trình GDPT 2018. Ông đề nghị, phải chuẩn bị, tổ chức chu đáo hơn, kĩ lưỡng hơn. Tất cả các công tác phải nâng cấp độ, từ chỉ đạo, chuyên môn đến kiểm tra, thanh tra trước, trong, sau kì thi.

Theo NGHIÊM HUÊ (TPO)

Có thể bạn quan tâm

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.