Phú Thiện: Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 10 năm thành lập, huyện Phú Thiện, trung tâm của vựa lúa Ayun Hạ, đã có những bước tiến vững chắc trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, hướng đến cuộc sống no ấm nhờ những mùa vàng bội thu.
Nhân rộng cánh đồng mẫu lớn
(GLO)- Nhờ có công trình đại thủy nông Ayun Hạ cung cấp nguồn nước tưới dồi dào nên huyện Phú Thiện trở thành trung tâm của vựa lúa Ayun Hạ và của cả Tây Nguyên với diện tích 6.070 ha/hơn 10.000 ha toàn vùng. So với nhiều năm trước, năng suất và sản lượng lúa của huyện Phú Thiện hiện đã có bước đột phá, bình quân đạt 6,5 tấn/ha, cao gấp 7-8 lần trồng lúa cạn. Còn đối với cây mía, cũng là một cây trồng chủ lực của địa phương với diện tích lên đến 4.200 ha, năng suất bình quân đạt 65 tấn/ha.
 Huyện Phú thiện đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì.
Huyện Phú thiện đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì.
Tuy nhiên, lúa và mía ở Phú Thiện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đem đến giá trị cao và bền vững cho nông dân. Vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020) khẳng định nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hướng đến nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, giải pháp quan trọng là xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn và cánh đồng lúa lớn một giống, tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.
Trong vụ mùa 2016, huyện đã triển khai thí điểm mô hình cánh đồng lúa lớn một giống với  77 ha tại xã Ia Sol và Ia Ake; triển khai dự án khảo nghiệm lúa giống trên địa bàn các xã Ia Sol, Chrôh Pơnan và Ia Ake cho kết quả đầy hứa hẹn. Phát huy hiệu quả của cánh đồng lớn một giống, trong năm 2017, huyện đã xây dựng được 19 cánh đồng lúa lớn một giống (717 ha) và 8 cánh đồng lớn đối với cây mía (187,75 ha).
Đáng ghi nhận là ở các cánh đồng lớn đều có sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, cánh đồng mía lớn thuộc thôn Pông và thôn Kinh Pêng (xã Chư A Thai) có diện tích 88 ha (là cánh đồng mía lớn rộng nhất trong huyện) do 84 hộ dân tộc Bahnar góp đất thực hiện; cánh đồng mía lớn thuộc thôn Rbai (xã Ia Piar) có diện tích 5 ha do 9 hộ dân tộc Jrai thực hiện.
Bước sang vụ Đông Xuân 2017-2018, huyện chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn, các hợp tác xã khuyến khích nông dân tiếp tục duy trì cánh đồng mía lớn hiện có và nhân rộng cánh đồng lúa lớn một giống lên 21 cánh đồng với tổng diện tích 780 ha tại cả 9 xã, thị trấn. Ngoài định mức hỗ trợ cho nông dân triển khai cánh đồng mẫu lớn theo nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND huyện Phú Thiện đặc biệt ưu tiên hỗ trợ 50% giống lúa xác nhận và tập huấn kỹ thuật cho nông dân lần đầu tham gia cánh đồng lúa lớn.
Theo đánh giá, năng suất lúa trong cánh đồng lớn đạt 7,5-8 tấn/ha (cao hơn 8-10 tạ/ha so với lúa ngoài cánh đồng lớn). Cây mía trên các cánh đồng lớn hiện phát triển tốt, dự kiến năng suất và sản lượng cao hơn so với mức bình quân của huyện. Tham gia cánh đồng mẫu lớn đang là hướng đi mới mở ra triển vọng nâng cao thu nhập cho người dân ở vựa lúa Phú Thiện.
Tăng tốc xây dựng nông thôn mới
 Bê tông hóa kênh mương nội đồng.
Bê tông hóa kênh mương nội đồng.
Phú Thiện bây giờ không chỉ có lúa và mía. Trung tâm huyện lỵ Phú Thiện đã cơ bản hoàn thiện, định hình cho một đô thị mới. Những con đường dọc, ngang chia ô bàn cờ đã được quy hoạch đồng bộ, xây dựng khang trang định hình các khu dân cư ở khu trung tâm hành chính huyện.
Ông Nguyễn Khanh-Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng cơ bản huyện, cho biết: “Với tinh thần chủ động, đến nay, hàng chục dự án công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả, tạo diện mạo mới khang trang. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 do huyện quản lý là 76,6 tỷ đồng đang gấp rút xây dựng các hạng mục theo tiến độ, công tác giải ngân được kiểm soát chặt chẽ. Sang năm 2018, huyện đang đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư nhà máy nước sinh hoạt để giải tỏa cơn khát nước sinh hoạt của người dân thị trấn và nhiều xã lân cận”.
Cùng với đó, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 118,3 tỷ đồng (vượt 0,94% so với kế hoạch và tăng 9,13% so với năm 2016). Các sản phẩm thế mạnh của địa phương như: xay xát lương thực, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công hạt điều, sửa chữa máy móc thiết bị chiếm ưu thế. Thương mại-dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 106,5 tỷ đồng (tăng 0,16% so với nghị quyết và tăng 18,82% so với  năm 2016).
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực. Đến nay, xã Ayun Hạ đã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; xã Ia Sol cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. Các xã còn lại đạt từ 8 đến 13 tiêu chí.
Trong năm 2017, huyện đã thành lập mới được 6 hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ với hình thức sản xuất, kinh doanh đa dạng hơn. Một số hợp tác xã đã liên kết với doanh nghiệp tổ chức đầu tư, đặt hàng cho xã viên trồng lúa cánh đồng một giống chất lượng cao, sau đó tổ chức thu mua toàn bộ sản phẩm cho nông dân, đảm bảo ổn định giá cả đầu ra, nâng cao thu nhập. “Một số hợp tác xã đã cung ứng dịch vụ nông nghiệp như giống, phân bón, vật tư với số lượng lớn. Trong thời gian tới sẽ cung cấp thêm dịch vụ thu hoạch và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân, đảm bảo cho nông dân có lợi nhuận cao hơn trên một đơn vị diện tích cây trồng”-ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, cho hay.
Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội được nâng lên, bộ mặt nông thôn, đô thị từng bước khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,89% so với năm 2016. Hệ thống trường học được đầu tư từng bước theo hướng tầng hóa tiến tới xây dựng trường chuẩn, đảm bảo các điều kiện cho việc dạy và học. Hệ thống y tế huyện, xã được củng cố, kiện toàn, đã có 9/10 trạm y tế có bác sĩ, dần đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh. Các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm được chỉ đạo triển khai đồng bộ. Chăm lo thực hiện chế độ chính sách cho các đối tượng bảo đảm kịp thời, đúng quy định. Triển khai thí điểm thực hiện đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn thuộc vùng căn cứ cách mạng xã Chư A Thai đạt kết quả bước đầu tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững ổn định. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, yên tâm ổn định sản xuất, đời sống…
Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía.