Phú Thiện lan tỏa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự phong phú về hình thức tuyên truyền, vận động, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.


Từ khu dân cư văn hóa

Một trong những điểm sáng về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Phú Thiện là tổ dân phố 8, thị trấn Phú Thiện. Theo ông Nguyễn Văn Phúc-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố, nhờ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mà người dân tự giác chấp hành pháp luật, quy ước, hương ước của địa phương, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, không có khiếu kiện vượt cấp, không có người mắc các tệ nạn xã hội. Năm 2019, cán bộ và người dân trong tổ đã đóng góp trên 100 triệu đồng tu bổ, nâng cấp nhà văn hóa để phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí, luyện tập văn nghệ, thể dục thể thao cho người dân.

 Một góc con đường hoa tại tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi
Một góc con đường hoa tại tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi



Thực hiện tiêu chí xây dựng đô thị văn minh, 100% hộ dân tổ dân phố 8 tự nguyện đăng ký thu gom rác thải; công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng. Bà con nông dân trong tổ canh tác 8 ha rau củ quả theo hướng VietGAP; 100% hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, tư vấn cách làm ăn, chi tiêu tiết kiệm. “Năm 2021, tổ có 323 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm 85,2%; đến cuối năm chỉ còn 2 hộ nghèo, chiếm 5,8%. Tổ giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa 14 năm liền”-ông Phúc phấn khởi nói.

Trong khi đó, thôn Sơn Bình (xã Ayun Hạ) giữ vững danh hiệu khu dân cư văn hóa 16 năm liên tiếp. Với việc lấy gia đình làm mũi nhọn, Ban vận động xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thôn đã đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện: gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

Ông Lương Văn Ít-Trưởng thôn Sơn Bình-cho hay: “Đến cuối năm 2021, thôn chỉ còn 4 hộ nghèo, chiếm 1,3%; 259 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm 82,5% (trong đó, tỷ lệ gia đình văn hóa 3 năm liên tục trở lên chiếm 69,1%). Với thành tích đạt được, thôn vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen khu dân cư văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2000-2020.

Đến gia đình văn hóa

 

 Ông Nay Đam Nga (bìa trái, buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện) tự hào khi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2000-2020. Ảnh: Vũ Chi
Ông Nay Đam Nga (bìa trái, buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện) tự hào khi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2000-2020. Ảnh: Vũ Chi


Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, nhiều hộ gia đình đã đăng ký tham gia xây dựng gia đình văn hóa. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, các gia đình còn chú trọng nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương. Tiêu biểu như gia đình ông Nay Đam Nga ở buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan. Nhận thức thấu đáo về chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, vợ chồng ông quyết định dừng lại khi sinh 2 cô con gái. Ông quan niệm: “Trai gái không quan trọng, miễn sao nuôi dạy con nên người, có hiếu với cha mẹ là được”. Vợ chồng ông chăn nuôi 6 con bò, hơn 100 con gia cầm để tăng thu nhập. Không phụ công cha mẹ, hiện tại, con gái đầu của ông đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và đang học liên thông lên đại học. Cô con gái thứ 2 đang theo học cử nhân Điều dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP. Hồ Chí Minh). Gia đình ông tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, vận động bà con giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Ông Phạm Văn Trần Hưng-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú Thiện-cho biết: Năm 2021, toàn huyện có 15.977 gia đình đạt chuẩn văn hóa, chiếm 83%; 73 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, đạt 90,1%; 81 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, chiếm 85,2%; 6/9 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Chỉ đạo phong trào tiếp tục đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu này vào nghị quyết của cấp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; gắn nhiệm vụ của phong trào với chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

 

 VŨ CHI
 

 

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.