Phú Thiện hỗ trợ người dân sản xuất khoai lang theo hướng VietGAP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện đang thực hiện Dự án mô hình sản xuất khoai lang an toàn theo hướng VietGAP với diện tích 4 ha tại cánh đồng Plei Trớ, xã Chư A Thai.

Nông dân Phú Thiện thu hoạch khoai lang. Ảnh: Ngọc Sang
Nông dân Phú Thiện thu hoạch khoai lang. Ảnh: Ngọc Sang

Dự án nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào trồng cho năng suất, sản lượng cao. Tham gia dự án, 4 hộ dân được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước, giống, phân bón. Ngoài ra, các hộ dân cũng được tập huấn quy trình sản xuất an toàn, tiết kiệm nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 350 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện.

Được biết, vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn huyện Phú Thiện trồng hơn 504 ha khoai lang, tập trung chủ yếu tại các xã: Ia Sol, Chư A Thai, Ia Piar, Ia Peng, Chrôh Pơnan và Ia Yeng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhà máy, doanh nghiệp đặt vấn đề bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nông dân. Do vậy, việc triển khai Đề án mô hình sản xuất khoai lang an toàn theo hướng VietGAP nhằm giúp người dân nắm vững kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, chủ động canh tác theo hướng bền vững và liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong khâu tiêu thụ.

NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.