Phú Thiện đầu tư kiên cố hóa kênh mương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tập trung đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh nội đồng ở các xã, thị trấn. Việc làm này góp phần giảm thất thoát nước tưới, giúp nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất ổn định.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, cùng với hệ thống kênh chính và kênh cấp 1, 2 do Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý, toàn huyện hiện có 248 công trình hệ thống kênh nhánh nội đồng với chiều dài trên 180 km trải dài ở 10 xã, thị trấn phục vụ nước tưới cho hơn 6.000 ha lúa nước 2 vụ và hoa màu. Hệ thống kênh mương nội đồng được UBND huyện giao các xã, thị trấn và hợp tác xã quản lý, vận hành điều tiết đảm bảo nước tưới cho người dân với những khu vực có diện tích dưới 100 ha.
Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn lồng ghép khác nhau, huyện đã đầu tư kiên cố hóa được trên 95 km kênh mương nội đồng (đạt hơn 53%), còn lại là kênh đất. Việc kiên cố hóa kênh mương góp phần đáp ứng nhu cầu tưới nước chủ động cho diện tích lúa và các loại cây trồng khác của người dân.
Thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: Nguyễn Diệp
Công trình thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake) cho biết: Cùng với việc cung ứng các dịch vụ, vật tư sản xuất nông nghiệp và thu mua sản phẩm lúa cho các thành viên sản xuất 210 ha lúa nước ổn định, Hợp tác xã còn chú trọng đầu tư sửa chữa, kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng được giao quản lý, vận hành nhằm chống thất thoát, rò rỉ đảm bảo dẫn nước tưới đến từng chân ruộng cho bà con sản xuất. Việc kiên cố hóa kênh mương đã mang lại nhiều thuận lợi giúp các thành viên Hợp tác xã phát triển cây lúa ổn định, đưa thương hiệu gạo Phú Thiện khẳng định vị thế trên thị trường.

Là thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Thiện (thị trấn Phú Thiện), bà Siu Ami cho biết, từ nhiều năm nay, mỗi vụ sản xuất, Hợp tác xã đều cung ứng đầy đủ các dịch vụ, vật tư như làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho bà con. Đặc biệt, hàng năm, Hợp tác xã đều duy tu, sửa chữa và thực hiện kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước vào ruộng cho người dân sản xuất rất hiệu quả. Nguồn nước từ đầu kênh đến cuối kênh không bị rò rỉ lãng phí. Cuối vụ, thành viên nộp khoảng 20-30 kg lúa/sào cho Hợp tác xã.
Còn ông Rmah Quang (làng Ơi, xã Ayun Hạ) thì cho hay: “Nhờ có công trình thủy lợi Ayun Hạ và hệ thống kênh mương được Nhà nước đầu tư kiên cố hóa đã giúp người dân phát triển cây lúa nước ổn định 2 vụ/năm”.
Ông Rmah Quang (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) kiểm tra kênh nội đồng dẫn nước vào ruộng lúa của gia đình. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Rmah Quang (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) kiểm tra kênh nội đồng dẫn nước vào ruộng lúa của gia đình. Ảnh: Nguyễn Diệp

Việc kiên cố hóa kênh mương nội đồng mang lại hiệu quả rõ rệt trong chống thất thoát, lãng phí nguồn nước. Chính vì vậy, huyện Phú Thiện đang tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư kiên cố hóa số kênh đất còn lại trong những năm tới.

Ông Bùi Trọng Thành-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho biết: “Diện tích đất sản xuất của huyện vẫn còn có thể mở rộng nếu tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng tăng thêm. Vì vậy, để công trình thủy lợi Ayun Hạ tiếp tục phát huy hiệu quả tưới cao nhất, trong giai đoạn 2021-2025, huyện dự kiến tiếp tục kiên cố hóa khoảng 38,47 km kênh mương với kinh phí khoảng 43 tỷ đồng từ nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và sự đóng góp của người dân”.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.