Phụ nữ Pờ Tó giúp nhau thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với những mô hình hay và cách làm hiệu quả, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều phụ nữ vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.
“Cửa hàng 0 đồng” 
Tháng 7-2020, Hội LHPN xã Pờ Tó mở “Cửa hàng 0 đồng” nhằm huy động sự chung tay của xã hội giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo. Cửa hàng đặt tại nhà văn hóa thôn 3 và mở cửa vào thứ sáu hàng tuần. Hàng hóa chủ yếu là quần áo, giày dép cùng các nhu yếu phẩm.
Bà Lương Thị Hảo Yến-Chủ tịch Hội LHPN xã Pờ Tó-cho biết: Hội huy động sự đóng góp của các Mạnh Thường Quân để đa dạng hóa các sản phẩm tại cửa hàng. Tùy vào từng thời điểm, Hội vận động những mặt hàng khác nhau. Với khẩu hiệu “Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho”, Hội quy định mỗi chị em được lấy 2-3 sản phẩm quần áo/lần và chỉ lấy những sản phẩm cần thiết nhất. Với lương thực, mỗi chị được nhận 4 gói mì tôm và 2 kg gạo khi đến với cửa hàng.  
Cửa hàng 0 đồng (thôn 3, xã Pờ Tó) gồm nhiều mặt hàng từ quần áo, sách vở, dày dép và các nhu yếu phẩm cần thiết. Ảnh.Vũ Chi
Cửa hàng 0 đồng (thôn 3, xã Pờ Tó) gồm nhiều mặt hàng từ quần áo, sách vở, giày dép và các nhu yếu phẩm cần thiết. Ảnh: Vũ Chi
Bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Pa: Bằng những cách làm hay và hiệu quả, Hội LHPN xã Pờ Tó đã giúp đỡ hội viên phụ nữ khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Trong đó “Cửa hàng 0 đồng” là mô hình đầu tiên của huyện và phát huy hiệu quả khá tốt. Thời gian tới, Hội LHPN huyện tiếp tục nhân rộng mô hình này ra toàn huyện nhằm giúp phụ nữ nghèo vượt qua khó khăn, từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Chị Đinh Loan (thôn 3) bộc bạch: “Nhà tôi chỉ có 2 sào lúa nước, lại đông miệng ăn nên thiếu thốn đủ thứ. Từ khi “Cửa hàng 0 đồng” mở cửa, mọi người trong gia đình tôi không còn thiếu quần áo. Thi thoảng còn có gạo, mì tôm nữa, tôi mừng lắm!”.
Còn chị Đinh H’Mùi (thôn 2) thì tâm sự: “Đây là lần thứ 3 mình đến cửa hàng. Đầu năm học, mình đến xin bộ sách giáo khoa lớp 1 cho con. Lần này, mình lấy quần áo cho chồng đi làm mì. Cảm ơn Hội đã mở cửa hàng để giúp đỡ chị em khó khăn”.
Giúp nhau phát triển kinh tế
Để giúp đỡ chị em có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, các chi hội đã thành lập được 7 tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng với biên chế bình quân 10-20 thành viên/tổ. Hiện nay, tổng số tiền tiết kiệm đã lên trên 700 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại đã có 35 chị được vay vốn từ mô hình này để phát triển sản xuất với mức vay trên 20 triệu đồng/người. 
Chị Nguyễn Thị Hương (bìa trái; thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đã mở được tiệm may nhờ nguồn vốn vay từ tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng. Ảnh: Vũ Chi
Chị Nguyễn Thị Hương (bìa trái; thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đã mở được tiệm may nhờ nguồn vốn vay từ tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng. Ảnh: Vũ Chi
Chị Nguyễn Thị Hương (thôn 1) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay này. Năm 2015, sau khi tham gia tổ tiết kiệm, chị Hương được các chị em trong tổ cho vay 7 triệu đồng để học nghề may. Sau khi học nghề, chị đã tự mở tiệm may tại nhà. Nhờ khéo tay nên tiệm của chị lúc nào cũng đông khách. Năm 2016, gia đình chị đã thoát nghèo. Hiện nay, tiệm may đem về thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 chị khác.
Chị Hương cho biết: “Gia đình tôi không có ruộng đất nên thiếu trước, hụt sau. Nhờ chị em góp vốn cho vay, tôi đã có việc làm ổn định và vươn lên thoát nghèo. Giờ mình có điều kiện rồi, sẽ cố gắng góp sức giúp các chị em khó khăn hơn”.
Trong khi đó, tại thôn 3, mô hình này thu hút 20 chị em tham gia với số tiền tiết kiệm 120 triệu đồng. Chị Đinh H’Loan-Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn-cho hay: “Trước đây, gia đình mình là hộ nghèo. Từ khi tham gia mô hình, được các chị em người Kinh hướng dẫn nên đã biết cách tiết kiệm trong chi tiêu. Vào mùa thu hoạch, vợ chồng đều trích ra một phần để dành những lúc mất mùa, ốm đau. Dần dần mình mua được đất sản xuất và vươn lên thoát nghèo từ năm 2017”.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

null