Phụ nữ Ia Yeng gìn giữ men rượu cần truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 2 tháng qua, mô hình “Men rượu cần” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) triển khai trở thành cầu nối để các hội viên chia sẻ kinh nghiệm làm men rượu truyền thống, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai.

Chị Ksor H'Bu (làng Kte Nhỏ) là một trong số ít người còn gắn bó với nghề làm men rượu cần truyền thống. Trước đây, vì bận rộn, chị thường mua men bán ngoài cửa hàng tạp hóa về nấu nhưng vị không thơm và đậm đà. Do đó, thời gian gần đây, mỗi lần chuẩn bị nấu rượu, chị H'Bu quyết định dành khoảng 1 tuần để tự tay làm men truyền thống mà mẹ chị đã truyền lại nhằm tạo ra những ghè rượu thơm ngon.

 Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, chị em gói thành từng bánh men rồi ủ trong 3 ngày là có thể sử dụng. Ảnh: Nhật Hào
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, chị em gói thành từng bánh men rồi ủ trong 3 ngày là có thể sử dụng. Ảnh: Nhật Hào


Theo chị H'Bu, nguyên liệu làm men rượu cần truyền thống không khó tìm, đa số là các loại nông sản có sẵn tại địa phương như: gạo, riềng, lá hyam, mía, ớt, trấu và một số nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Quy trình ủ men được làm thủ công hoàn toàn. Thời gian ủ men là 3 ngày trong điều kiện mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Men sau khi ủ thành công có thể sử dụng lâu dài. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến nhà chị đặt mua men rượu về nấu. “Rượu cần khi nấu bằng men truyền thống sẽ có vị đậm đà, khi uống cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Khi Hội LHPN xã triển khai mô hình “Men rượu cần”, tôi rất phấn khởi và đăng ký tham gia để chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm kiến thức từ những chị em khác”-chị H'Bu tâm sự.

Chị Ksor H'Doăi (làng Kte Nhỏ) cũng đã có hơn 5 năm tự tay làm men rượu cần theo công thức do mẹ truyền lại. Chị cho hay: “Nhờ tham gia mô hình, tôi được gặp gỡ, học hỏi, bổ sung thêm những kinh nghiệm bổ ích trong cách làm men rượu cần. Đặc biệt, hiểu được việc tạo ra men rượu là cả một quy trình công phu, nghiêm ngặt, đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm và tâm huyết. Hiện nay, tôi luôn tuân thủ quy trình làm men theo cách truyền thống của dân tộc mình. Khi nấu, tôi thấy rượu thơm hơn, đậm đà hơn. Tôi cũng mong người dân trong làng biết đến và sử dụng các loại men này để nấu rượu nhằm đảm bảo chất lượng và tốt hơn cho sức khỏe”.

Chị em phụ nữ xã Ia Yeng giả nguyên liệu làm men rượu
Chị em phụ nữ xã Ia Yeng giã nguyên liệu làm men rượu. Ảnh: Nhật Hào



Trao đổi với P.V, bà Ksor H'Den-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Yeng-cho hay: Mô hình “Men rượu cần” nhằm giúp chị em phụ nữ giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực của dân tộc Jrai gắn với việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện mô hình có 12 thành viên tham gia. Mỗi lần gặp gỡ, chị em chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau thực hành quy trình tạo ra men rượu cần truyền thống. Đặc biệt, mỗi đợt làm ra khoảng 50-100 bánh men, với giá 7-10 ngàn đồng/bánh sẽ góp thêm thu nhập cho các thành viên.

“Hiện nay, không chỉ chị em phụ nữ xã Ia Yeng mà người dân ở các xã cũng tìm đến mua men rượu truyền thống do các thành viên làm ra. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục vận động hội viên phụ nữ tham gia mô hình, qua đó, tạo việc làm cũng như làm lan tỏa thói quen tự ủ men truyền thống để nấu những ghè rượu thơm ngon, đúng vị rượu truyền thống”-Chủ tịch Hội LHPN xã thông tin.

 

 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.