Phụ nữ dân tộc thiểu số Chư Sê bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 11-8, tại các chi hội phụ nữ xã Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), Hội LHPN huyện tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, hành động để bảo vệ môi trường cho phụ nữ dân tộc thiếu số.

Tại làng Tung Ke (xã Ayun), Hội LHPN huyện truyền thông phong trào phòng chống rác thải nhựa, kêu gọi cán bộ, hội viên phụ nữ cùng hành động để bảo vệ vệ môi trường như: thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, túi ni lông bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, dùng giỏ đi chợ, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa không thể tái chế… Hội khuyến khích chị em sử dụng các nguyên liệu bản địa, vật dụng truyền thống thay thế đồ nhựa như dùng quả bầu khô lấy nước, gùi đựng đan từ tre nứa…

Dịp này, Chi hội phụ nữ làng Tung Ke ra mắt câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông” gồm 20 thành viên. Đây là những người tiên phong thay đổi thói quen để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, đồng thời tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sống tự nhiên. Hội LHPN huyện tặng 20 giỏ đi chợ các thành viên trong câu lạc bộ.

Ra mắt câu lạc bộ "Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông” tại làng Tung Ke, xã Ayun, huyện Chư Sê. Ảnh: Minh Châu

Ra mắt câu lạc bộ "Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông” tại làng Tung Ke, xã Ayun, huyện Chư Sê. Ảnh: Minh Châu

Cùng ngày, Hội LHPN huyện truyền thông triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới năm 2023 tại làng Keo (xã Ayun), thu hút 80 hội viên phụ nữ tham gia.

Chị em được tuyên truyền về sự cần thiết phải có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo 3 sạch “Nhà sạch, bếp sạch, ngõ sạch”. Theo đó, Hội vận động gia đình các hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số cần chú trọng xây dựng công trình phụ, bể chứa nước sử dụng nước sạch, không nuôi nhốt gia súc gần nơi ở, đào hố rác và thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và trồng thêm nhiều cây xanh.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.