Phòng thí nghiệm như thế nào mới đủ điều kiện nuôi cấy SARS-CoV-2?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến kiến nghị nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, các đơn vị có phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III mới đủ điều kiện thực hiện việc nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2. 
Tại khu vực miền Nam, Bộ Y tế đã giao Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh là đơn vị có Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III để thực hiện việc nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2. Ảnh đồ họa: Hương Giang

Tại khu vực miền Nam, Bộ Y tế đã giao Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh là đơn vị có Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III để thực hiện việc nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2. Ảnh đồ họa: Hương Giang

Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III (cấp 3) là nhóm phòng xét nghiệm phục vụ cho Dịch vụ chẩn đoán đặc biệt, nghiên cứu đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn sinh học.

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III là phòng xét nghiệm có mức độ an toàn sinh học đứng thứ 3 trong thang an toàn sinh học 4 cấp độ. Thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.

Trong đó: Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người.

Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.

Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;

Ông Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay tại Việt Nam có hai đơn vị thực hiện nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur TP.HCM. Việt Nam là quốc gia thứ 3 nuôi cấy thành công loại virus này.

Ông Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết việc nuôi cấy virus SARS-CoV-2 thành công sẽ giúp trả lời chính xác về nguồn gốc của virus, độc lực, cơ chế gây bệnh, tính sinh miễn dịch của virus.

Điều này là cần thiết để lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp, ngoài ra sẽ cung cấp các nguyên liệu để phát triển các sinh phẩm chẩn đoán đặc hiệu và vaccine phòng bệnh.

Liên quan đến kiến nghị nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát, chỉ đạo cung cấp tài liệu, kết luận về cuộc họp kiểm tra phòng chống dịch bệnh ngày 31.1.2023 giữa Sở Y tế các đơn vị liên quan có bao gồm nội dung đề xuất cụ thể tài liệu liên quan về thực hiện nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trong phòng xét nghiệm.

Theo Cục Y tế dự phòng, ngày 13.1.2023, Cục nhận được Công văn số 23/BVNĐ-XN của bệnh viện kèm theo hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh.

Tại báo cáo trong năm 2022, bệnh viện không thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa có quy trình thực hành liên quan đến hoạt động nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo cung cấp, báo cáo việc thực hiện kiểm tra, thanh tra Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM theo quy định tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ về nghị định quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định 155/2018 NĐ-CP ngày 12.11.2018 của Chính phủ về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Cục Y tế dự phòng cho hay, tại khu vực miền Nam, Bộ Y tế đã giao Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh là đơn vị có Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III để thực hiện việc nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2; trong trường hợp cần thiết để thực hiện ngay công tác giám sát, nghiên cứu phục vụ mục đích phòng chống dịch.

Do đó, đề nghị Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị đủ điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh để thống nhất thực hiện theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.