Phòng Giao dịch Chư Pưh tổ chức các phiên giao dịch đầu tiên sau sáp nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-7, Phòng Giao dịch Chư Pưh thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức phiên giao dịch tại Hội trường thôn Hòa Sơn, thuộc Điểm giao dịch xã Ia Phang cũ. Đây là một trong số phiên giao dịch đầu tiên sau khi sáp nhập, thành lập 3 xã mới Chư Pưh, Ia Hrú, Ia Le.

Sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-7-2025, Phòng Giao dịch Chư Pưh thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai mới đã chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các phiên giao dịch đầu tiên.

z6790728857638-93583136c8a53fd53a20314b045e2842.jpg
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, các phiên giao dịch được Phòng Giao dịch Chư Pưh tổ chức tại 9 Điểm giao dịch xã. Ảnh: Sơn Ca

Trên tinh thần không để người dân gặp khó khăn, trở ngại khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, Phòng Giao dịch Chư Pưh đã tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 7-7 tại Điểm giao dịch xã Ia Hrú. Tiếp đến tổ chức phiên giao dịch thứ 2 tại Hội trường thôn Hòa Sơn (xã Ia Phang cũ) (nay đã sáp nhập, thuộc xã Chư Pưh mới) vào ngày 10-7.

Mặc dù số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhưng Phòng Giao dịch Chư Pưh vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách thông suốt và duy trì các phiên giao dịch định kỳ trong tháng tại 9 Điểm giao dịch xã như trước đây.

Theo ông Nguyễn Khắc Lê-Giám đốc Phòng Giao dịch Chư Pưh, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn 3 xã mới Chư Pưh, Ia Hrú, Ia Le hiện nay hơn 442 tỷ đồng với 9.358 hộ vay dư nợ, thuộc 193 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null