Phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi ngày, Cảng Hàng không Pleiku phục vụ khoảng 1.500 lượt hành khách đến và đi. Do lượng khách khá lớn nên công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại đây đang đặt ra không ít thách thức. 
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hơn 10 ngàn chuyến bay
Với sự góp mặt của 4 hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar và Bamboo Airways, trung bình mỗi ngày, tại Cảng Hàng không Pleiku (gọi tắt là Cảng) hiện có 10-16 chuyến bay từ Pleiku đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và ngược lại. Sau khi nâng cấp, quy mô vận tải hàng hóa, lưu lượng hành khách thông qua nhà ga tại Cảng đã tăng 2,7 lần so với trước đây. Trong khi đó, khu vực nhà ga sân bay nhỏ hẹp, thường xuyên xảy ra quá tải cục bộ vào các dịp lễ, Tết. Điều này tạo áp lực không nhỏ cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại đây.
Mặc dù vậy, từ năm 2016 đến 2019, lực lượng an ninh tại Cảng đã đảm bảo an toàn tuyệt đối hơn 10 ngàn chuyến bay. Đặc biệt, lực lượng an ninh đã bảo vệ an toàn tuyệt đối 42 đoàn của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc tại Gia Lai. Công an tỉnh đã điều động 1.893 lượt cán bộ, chiến sĩ tuần tra, bảo vệ khu vực vành đai hàng không. So với các cảng hàng không khác trên cả nước, công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại Cảng được đánh giá khá cao. Nhiều năm liền tại đây chưa xảy ra sự cố an ninh nghiêm trọng, đe dọa an toàn hàng không. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không đảm bảo bố trí nhân sự đầy đủ, thực hiện soi chiếu hành khách, hàng hóa, tuần tra, canh gác, sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh... 
 Lãnh đạo Công an tỉnh và Cảng Hàng không Việt Nam-CTCP ký quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không giai đoạn 2020-2023. Ảnh: L.H
Lãnh đạo Công an tỉnh và Cảng Hàng không Việt Nam-CTCP ký quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không giai đoạn 2020-2023. Ảnh: L.H
Trong giai đoạn 2016-2019, Công an tỉnh, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã tiến hành ký kết quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại Cảng Hàng không Pleiku. Trên cơ sở quy chế này, các đơn vị đã phối hợp triển khai đồng bộ các lực lượng, phương tiện, biện pháp nhằm nắm chắc tình hình trong hiệp đồng chỉ huy điều hành bay cũng như chủ động phòng ngừa, xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố. Sự phối hợp, hiệp đồng kịp thời từ lực lượng Công an địa phương đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn hàng không. “Chúng tôi đặc biệt đề cao tính phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý sớm trong phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không”-Đại tá Rah Lan Lâm-Phó Giám đốc Công an tỉnh-nhấn mạnh.
Nâng cao hiệu quả phối hợp
Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2016-2019, tại Cảng cũng xảy ra một số vụ vi phạm an ninh khu bay, an ninh trật tự, an ninh soi chiếu. Cụ thể, về an ninh khu bay, tại khu vực Cảng đã phát hiện 80 lượt súc vật chạy vào khu bay, sân đỗ, khu vực đường cất hạ cánh; xảy ra 5 vụ xâm nhập khu bay trái phép; 8 vụ máy bay va chạm chim, động vật; 3 vụ vi phạm tĩnh không (trẻ em thả diều bay); 8 vụ phát hiện có vật lạ ngoại lai trên đường cất hạ cánh. Về an ninh trật tự, lực lượng an ninh tại Cảng phát hiện 36 lượt hành lý không có người nhận, 17 vụ tài xế taxi vi phạm quy định hoạt động. Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra soi chiếu, lực lượng an ninh hàng không đã phát hiện 39 lượt hành khách sử dụng giấy tờ đi tàu bay không hợp lệ, phát hiện 12.546 vật phẩm nguy hiểm, tiếp nhận 78 vụ hành khách giao nộp các loại vật phẩm nguy hiểm, 2 vụ hành khách mang theo chất nổ, 46 vụ mang theo công cụ hỗ trợ, thu giữ 348 viên đạn…
Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự tại khu vực giáp ranh Cảng cũng diễn biến phức tạp với 126 vụ phạm pháp hình sự ghi nhận trong 3 năm qua, làm 5 người chết, 29 người bị thương. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân ở khu vực lân cận Cảng cũng được đặc biệt quan tâm. Theo thống kê, trong giai đoạn 2016-2019, lực lượng chức năng đã mở 3 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 167 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Cảng; tổ chức 22 buổi tuyên truyền cho 459 lượt cơ quan, trường học, tổ dân phố thuộc 23 xã, phường với gần 27.100 lượt người tham gia; vận động 628 lượt hộ dân ký cam kết chấp hành các quy định về an ninh trật tự công cộng và trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, nhắc nhở 4.718 lượt hộ gia đình sống gần Cảng chấp hành an ninh, an toàn hàng không; không tàng trữ, sử dụng, cưa, tháo bom mìn… Đặc biệt, lực lượng cảnh sát khu vực đã gọi hỏi, răn đe 296 lượt đối tượng cá biệt, kiểm tra tạm trú ban đêm tại 352 hộ trọng điểm, khách sạn, phát hiện và xử lý 36 trường hợp vi phạm.
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại Cảng Hàng không Pleiku được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Dương-Phó Tổng Giám đốc Cảng Hàng không Việt Nam-nhấn mạnh: “Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không sẽ ngày càng đặt ra nhiều thách thức. Đặc biệt, Gia Lai là địa bàn dễ trở thành nơi các đối tượng tội phạm trốn truy nã có thể lựa chọn để di chuyển tới ẩn náu hoặc tìm cách đi sang các nước khác. Do vậy, việc phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại Cảng phải được đặc biệt coi trọng, không thể lơ là, thiếu cảnh giác”. 
Ở một khía cạnh khác, ông Huỳnh Quang Hùng-Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Pleiku-cho hay: “Cái khó nhất trong xử lý các vụ việc gây mất an ninh, an toàn hàng không là phần lớn không xác định được người vi phạm. Như trường hợp chiếu tia laser vào buồng lái, làm sao có thể biết người gây ra tại vị trí nào hay có chứng cứ cụ thể xác định hành vi của họ. Chúng tôi chỉ có thể xác định “điểm nóng” là những nơi thường xuyên xuất hiện các trường hợp gây mất an ninh, an toàn hàng không. Tuy nhiên, lực lượng an ninh sân bay không thể tự xử lý trường hợp này mà cần sự hỗ trợ từ Công an mới có đủ thẩm quyền giải quyết. Tôi đề nghị nếu xác định đúng trường hợp vi phạm nên xử lý nghiêm để làm gương”.
 LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.