Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi ngừng bắn và lý do Tel Aviv không bị đổ lỗi nếu đàm phán đổ vỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bất chấp nỗ lực hòa giải, rạng sáng ngày 4/3 (giờ địa phương), hàng chục phương tiện quân sự Israel đã tràn vào thành phố Ramallah (thuộc Bờ Tây) – thủ đô tạm thời của chính quyền Palestine do Tổng thống Mahmoud Abbas lãnh đạo.
Người dân tuần hành kêu gọi thả con tin trước Quốc hội Israel. Ảnh: Times of Israel

Người dân tuần hành kêu gọi thả con tin trước Quốc hội Israel. Ảnh: Times of Israel

Vụ đột kích là cuộc tấn công lớn nhất của lực lượng Israel ở thành phố Ramallah trong nhiều năm, theo Reuters. Đụng độ khiến một thiếu niên 16 tuổi sống trong trại tị nạn ở Ramallah thiệt mạng. Quân đội Israel chưa trả lời đề nghị bình luận của Reuters về vụ việc.

Bộ Ngoại giao Palestine ngay sau đó tuyên bố, chính quyền Israel đang biến cuộc sống của người Palestine ở Bờ Tây thành “địa ngục”. Israel đơn phương thực hiện các cuộc đột kích, bắt giữ và cấm di chuyển.

Cùng ngày, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã yêu cầu lực lượng Hamas chấp nhận một thỏa thuận thả con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, theo Reuters.

"Với mức độ đau khổ cực kỳ lớn ở Gaza, phải có lệnh ngừng bắn ngay lập tức. Có một thỏa thuận đang được đặt lên bàn và như chúng tôi đã nói, Hamas cần phải đồng ý với thỏa thuận đó. Hãy đạt được lệnh ngừng bắn", bà Harris phát biểu tại một sự kiện ở TP.Selma thuộc bang Alabama (Mỹ) vào chiều 3/3 (theo giờ VN).

Bà Harris cũng có những phát ngôn được cho là gay gắt nhất từ một nhà lãnh đạo cấp cao trong chính phủ Mỹ đối với Israel về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza, theo Reuters.

Tình hình Dải Gaza hiện tại đang đi quá nỗ lực của các bên cũng như yêu cầu của Phó tổng thống Mỹ Harris. Các nước trung gian Ai Cập, Qatar và Mỹ đang nỗ lực để có thể đạt thỏa thuận ngừng bắn mới ở dải đất. Giới chức Washington cho biết Israel về cơ bản đã chấp nhận một thỏa thuận và chỉ còn chờ Hamas gật đầu.

"Hamas tuyên bố họ muốn ngừng bắn. Thỏa thuận cho điều đó đã được đặt trên bàn. Và như chúng tôi đã nói, Hamas cần đồng ý", Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói ngày 3/3.

Một quan chức Palestine am hiểu vấn đề phản bác lại thông tin của Mỹ về việc Hamas là bên chưa chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, cho rằng đây là nỗ lực của Washington nhằm giúp Tel Aviv không bị đổ lỗi nếu cuộc đàm phán đổ vỡ.

Thỏa thuận là một lệnh ngừng bắn kéo dài khoảng 40 ngày. Trong thời gian này, Hamas sẽ trả tự do cho khoảng 40 trên tổng số 130 con tin mà nhóm còn giữ, để đổi lại khoảng 400 tù nhân Palestine bị giam trong nhà tù Israel.

Thỏa thuận cũng yêu cầu Israel rút quân khỏi một số khu vực, cho phép thêm viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza và để người dân được quay trở lại nhà của mình.

Tuy nhiên, thỏa thuận không đáp ứng trực tiếp yêu cầu của Hamas về việc xây dựng lộ trình để kết thúc chiến sự ở dải đất, cũng như không đề cập số phận của các còn tin còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Binh đoàn 15 động viên công nhân trước khi bước vào hội thi cạo mủ. Ảnh: V.H

Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Kỳ cuối: Đẩy mạnh sản xuất kết hợp với xây dựng vùng biên vững mạnh

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham gia sản xuất là một nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ giao cho Quân đội”, Binh đoàn 15 phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền và người dân tiến hành khai hoang, phục hóa, gieo mầm xanh nơi vùng đất khó biên giới Tổ quốc.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

(GLO)- Hội đồng tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ (Công an huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ do người dân giao nộp và thu được trong quá trình đấu tranh, xử lý đối với tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.