Phiên tòa giả định về phòng, chống ma túy và bạo lực trong học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Chiều 9-11, Huyện Đoàn Ia Grai đã phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an huyện và Trường THPT A Sanh (xã Ia Krăi, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tổ chức phiên tòa giả định vụ án “Cố ý gây thương tích” và “Tàng trữ trái phép chất ma tuý" với sự theo dõi của hơn 1.200 học sinh.
Quang cảnh phiên tòa giả định tại Trường THPT A Sanh.Ảnh: R'Ô HOK
Quang cảnh phiên tòa giả định tại Trường THPT A Sanh.Ảnh: R'Ô HOK

Theo nội dung cáo trạng giả định, bị cáo tại phiên tòa là Lê Đình Dũng (SN 2005, trú tại xã Ia Krăi, huyện Ia Grai), không chịu rèn luyện, học tập mà thường xuyên tụ tập sử dụng chất ma túy, nhiều lần có hành vi đánh nhau, vi phạm pháp luật. Tối ngày 21-6-2023, Dũng nghe bạn gái của mình là Nguyễn Thị Hồng Duyên kể lại việc bị bạn học là Hoàng Quốc Huy (trứ cùng xã) trêu chọc ở trên lớp. Bực tức, sáng hôm sau Dũng đến tìm gặp và hẹn Huy sau giờ học đến khu vực sân kho nông trường để nói chuyện.

Sau khi tan học, cả hai đến địa điểm như đã hẹn. Tại đây, Dũng hỏi lý do tại sao Huy lại trêu chọc bạn gái của mình và được Huy trả lời hai người bạn bè cùng trường thấy Duyên xinh gái nên nói chuyện làm quen chứ không trêu chọc. Nghe vậy, Dũng rút 1 con dao Thái Lan đâm 1 nhát trúng vào bắp tay của Huy. Hoảng sợ, Huy bỏ chạy và được bạn bè đưa đến bệnh viện cấp cứu. Kết quả giám định, tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân là 6%.

Ngay sau nắm thông tin, cơ quan Công an tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám xét đối với Dũng thì phát hiện trong cặp sách của Dũng có 1 gói thuốc lá bên trong chứa 2 gói giấy nhỏ tinh thể màu trắng, đối tượng khai nhận là ma túy đá mua về để sử dụng.

Trong vụ án này bị cáo đã thành khẩn khai báo nên đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Dũng 24 tháng về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý" và 12 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt bị cáo thụ án là 36 tháng tù.

Tại chương trình, các đơn vị còn lồng ghép đặt câu hỏi nội dung liên quan nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức pháp luật hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh, thiếu niên và học sinh, xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.