Phiền hà chuyện đánh bài nơi công cộng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Mẹ ơi, mấy chú kia không đi làm hả mẹ? Sao con thấy mấy chú cứ ngồi đây đánh bài suốt thế?”. Nhìn theo hướng tay của con gái chỉ về phía bên trong Công viên Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku), tôi thấy có khoảng 10 người đàn ông đang tụ tập chơi bài. Người chơi bài, người ngồi bên cạnh xem, tạo thành vòng tròn trên bãi cỏ với những tiếng ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Họ đều là những lao động tự do. Mỗi sáng, họ thường tập trung về khu vực Công viên để đợi việc, ai thuê gì làm nấy. Họ dựng xe máy cột sẵn các dụng cụ lao động (cuốc, xẻng, xà beng) dưới lòng đường, tìm vị trí thuận tiện đợi người có nhu cầu đến tìm thuê. Trong lúc nhàn rỗi, họ chơi bài để giải trí và hình phạt cho người thua cuộc là quỳ gối, người thắng và đám đông còn lại thì cười nói huyên náo.

Hình ảnh mỗi sáng ấy ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị, ít nhiều gây phiền toái cho những người xung quanh. Dẫu rằng chơi bài giải trí không bị cấm theo luật song cũng là hành động không được khuyến khích. Nhất là ở công viên, nơi được xem là bộ mặt đô thị, là không gian xanh để người dân vui chơi giải trí, tập thể dục nâng cao sức khỏe. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời để trả lại hình ảnh đẹp cho đô thị Pleiku, cũng là để đảm bảo an ninh trật tự.

Liên quan đến chuyện chơi bài nơi công cộng, mới đây, tôi và người bạn đã không khỏi ngao ngán khi không gian quán cà phê đã bị một nhóm học sinh làm phiền. Họ bước vào quán khá ồn ào với những tiếng nói cười, tiếng kéo ghế, kê bàn, gọi nước uống. Tiếp đến, một trong số đó lấy từ trong ba lô ra bộ bài đã chuẩn bị sẵn kèm theo giấy, viết và bắt đầu chia phe để đánh bài tiến lên, ghi điểm. Người thua phải chi trả toàn bộ tiền nước uống cho cả nhóm. Không gian quán bị chiếm dụng, tiếng nhạc du dương bị át bởi tiếng cười đùa, la hét, sát phạt, thậm chí chửi thề, văng tục. Không thể tiếp tục, chúng tôi chọn cách rời đi cùng lời góp ý nhẹ với chủ quán.

Thiết nghĩ, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cần lưu tâm để chấn chỉnh vấn đề này. Cùng với đó, các cơ sở kinh doanh cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với tất cả mọi khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.