Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Đức Cơ giàu mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đức Cơ là vùng đất anh hùng, giàu truyền thống yêu nước và có dấu ấn văn hóa đặc sắc. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một huyện biên giới nghèo với nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự nỗ lực của chính quyền các cấp và tinh thần đoàn kết của Nhân dân, huyện Đức Cơ đã chuyển mình mạnh mẽ, từng bước vươn lên.

Quê hương khởi sắc

Cách đây tròn 30 năm, huyện Đức Cơ chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ các xã thuộc huyện Chư Prông và huyện Chư Păh (cũ) theo Quyết định số 315-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đồng thời, ngày 25-10-1991, Tỉnh ủy cũng ra Quyết định số 21-QĐ/TU thành lập Đảng bộ và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện.

Quốc môn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ).
Quốc môn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Đức Thụy


Những ngày đầu thành lập, huyện phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, kinh tế có điểm xuất phát thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn phức tạp, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở chưa được củng cố, kiện toàn... Điều đó đã đặt ra cho huyện nhiệm vụ hết sức nặng nề. Song, dưới sự quan tâm của Trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện qua các thời kỳ đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tận dụng tiềm năng, thế mạnh, xác định đúng chiến lược phát triển và có bước đi phù hợp. Nhờ đó, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong huyện đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra, tạo sự chuyển biến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, nền kinh tế luôn giữ được mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,15%; đến nay có 24/47 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã có bác sĩ; 9 xã, 1 thị trấn và 38 làng có nhà rông văn hóa; lưu giữ được 343 bộ cồng chiêng.

Bên cạnh đó, tính đến tháng 3-2021, trên địa bàn huyện có 164 doanh nghiệp, 2.550 hộ kinh doanh và trên 200 trang trại đăng ký hoạt động, mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động; toàn huyện có 3 xã và 12 làng đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 làng đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 giảm còn 6,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 37,13 triệu đồng/năm... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đặc điểm của huyện; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, hầu hết các tuyến đường từ huyện đến các xã, thôn, làng được nhựa hóa, bê tông hóa; chất lượng giáo dục và đào tạo và công tác khám-chữa bệnh được nâng lên; an sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo được chú trọng; quốc phòng-an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường.

Phát huy vai trò hạt nhân của Đảng

Để có được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào đó, Đảng bộ huyện đã luôn phát huy tốt vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống xã hội và làm tốt công tác xây dựng Đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được quan tâm, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo những chuyển biến tích cực, góp phần ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được chú trọng. Từ 17 tổ chức cơ sở Đảng với 225 đảng viên, đến nay, Đảng bộ huyện có 42 tổ chức cơ sở Đảng với 2.931 đảng viên; 100% thôn, làng, tổ dân phố có chi bộ, trong đó, 72/73 chi bộ có cấp ủy.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đức Cơ khóa VII (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: V.H
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đức Cơ khóa VII (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Vĩnh Hoàng


Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ được thực hiện công tâm, khách quan theo đúng quy trình, quy định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hoạt động kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên. Công tác dân vận được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện nghiêm túc; các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, là yếu tố quan trọng trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

Công tác xây dựng chính quyền được chú trọng, bộ máy được sắp xếp theo hướng tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phương thức, nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội từng bước được đổi mới theo phương châm hướng về cơ sở; chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn.

Những nhiệm vụ trọng tâm sắp tới

 

Một số chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020-2025: Năm 2025, tổng giá trị sản xuất đạt 6.420 tỷ đồng (trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 42%; công nghiệp-xây dựng chiếm 19,4%; thương mại, dịch vụ chiếm 38,6%); thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,2%; đến cuối năm 2025 có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1-2 làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số...

Trong những năm tới, Đảng bộ sẽ phát huy những thành quả đạt được, tận dụng những tiềm năng, lợi thế và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra.

Thứ nhất, phát triển kinh tế-xã hội phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng Tây Nguyên và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.

Thứ hai, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp bền vững; khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của huyện, đặc biệt là Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; gắn phát triển kinh tế với văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và sự tiến bộ của cộng đồng các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Thứ ba, củng cố, tăng cường quốc phòng-an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đấu tranh, phòng-chống tham nhũng, lãng phí; tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp. Duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị với huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia.

Thứ tư, xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; đổi mới công tác dân vận. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Với những kinh nghiệm đã có trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Đức Cơ tiếp tục đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, huy động sức lực, tài năng, trí tuệ và các nguồn lực, quyết tâm xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, tập trung phát triển kinh tế-xã hội để huyện nhà phát triển bền vững.

 

 PHAN QUANG THÁI
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy

 

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.