Phát huy hiệu quả liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tăng cường tập huấn, truyền thông về kỹ năng liên kết trong sản xuất cho hội viên nông dân.

Qua đó, phát huy hiệu quả các mô hình hợp tác, liên kết giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

Tham gia lớp tập huấn kỹ thuật can thiệp giúp cây sầu riêng tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả do Hội Nông dân huyện tổ chức vào đầu năm 2024, ông Siu Hoài (làng Doăch, xã Ia Vê) cùng 50 hội viên nông dân khác rất phấn khởi. Tại đây, các hội viên nông dân được cán bộ nông nghiệp “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn tỉ mỉ các biện pháp kỹ thuật trên cây sầu riêng và xây dựng mô hình liên kết sản xuất hiệu quả.

Ông Hoài chia sẻ: “Ngoài việc học lý thuyết, nông dân còn được hướng dẫn thực hành các nội dung về xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… Chúng tôi cũng có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ hơn về việc liên kết trong sản xuất. Qua đó, mỗi người có thể đưa ra quyết định lựa chọn kỹ thuật nào là tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện sản xuất của gia đình, địa phương mình”.

Ông Siu Hoài (thứ 2 bên trái qua, làng Doăch, xã Ia Vê) hào hứng khi được truyền thông về kỹ năng liên kết trong sản xuất cho nông dân. Ảnh: Mai Ka

Ông Siu Hoài (thứ 2 bên trái qua, làng Doăch, xã Ia Vê) hào hứng khi được truyền thông về kỹ năng liên kết trong sản xuất cho nông dân. Ảnh: Mai Ka

Theo ông Đinh Quang Tuyến-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Vê, thời gian qua, ngoài việc tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thông qua các hội thảo, mạng xã hội, tham quan mô hình, tập huấn kỹ thuật… thì Hội còn chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn như xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số.

Hiện nay, Hội Nông dân xã đang tiếp tục phát triển và duy trì hoạt động của tổ hội trồng sầu riêng với 14 thành viên, canh tác 18 ha nhằm phát huy hiệu quả sự liên kết giữa nông dân với Doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng Học Châu (tỉnh Tiền Giang) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Để hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức liên kết mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, Hội Nông dân thị trấn Chư Prông đã tích cực truyền thông, nhân rộng các tổ hội nghề nghiệp trồng cà phê trên địa bàn.

Cùng với đó, Hội phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng trong thời kỳ ra hoa; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa nước... cho thành viên các tổ hội nghề nghiệp trồng sầu riêng và lúa nước.

“Để giúp người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chúng tôi đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, đem lại hiệu quả rất thiết thực. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về kỹ năng liên kết trong sản xuất cho nông dân, đẩy mạnh phát huy hiệu quả các mô hình hợp tác, liên kết giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Hội đã tích cực đăng tải nội dung các lớp tập huấn, hội thảo hoặc hoạt động sản xuất, chăn nuôi của các tổ hội nghề nghiệp lên mạng xã hội Facebook, Zalo.

Việc này mang lại hiệu quả rất đáng khích lệ, thu hút hội viên nông dân tham gia”-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nguyễn Thanh Hoa cho biết.

Hội viên nông dân huyện Chư Prông tham quan mô hình nông nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng liên kết trong sản xuất. Ảnh: M.K

Hội viên nông dân huyện Chư Prông tham quan mô hình nông nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng liên kết trong sản xuất. Ảnh: M.K

Trong năm 2024, Hội Nông dân huyện Chư Prông đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn với các nội dung về xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Đồng thời, phối hợp với Bưu điện huyện hướng dẫn kỹ năng bán hàng, marketing trên môi trường trực tuyến, kết nối tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử cho 80 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, hội viên nông dân, chi hội trưởng ở các xã, thị trấn. Cùng với đó, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn.

Trao đổi với P.V, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Siu H’Ler thông tin: “Bên cạnh việc đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền về liên kết sản xuất, Hội Nông dân huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tham gia Hội đồng thẩm định các hồ sơ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Hiện Hội đồng đã hướng dẫn thực hiện 3 chuỗi liên kết đối với cây cà phê và lúa nước tại 3 xã: Bàu Cạn, Ia Kly, Ia Lâu với 156 hộ nông dân là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tham gia, từng bước giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng, ổn định đầu ra sản phẩm, tăng thu nhập”.

Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông: Từ đầu năm đến nay, Hội đã thành lập và ra mắt 12 tổ hội nghề nghiệp với 194 hội viên nông dân tham gia và 1 chi hội nghề nghiệp với 40 thành viên. Hiện toàn huyện có 142 tổ hội nghề nghiệp với trên 1.500 thành viên.

Bên cạnh đó, Hội tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh cho hội viên nông dân bằng nhiều hình thức như: tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi; tổ chức cho hơn 500 lượt cán bộ, hội viên tham quan 10 mô hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ở trong và ngoài tỉnh; tổ chức 12 buổi hội thảo đầu bờ, 15 lớp tập huấn kỹ thuật cho hơn 2.000 lượt cán bộ hội viên tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).