Ia Grai đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông qua tổ hội nghề nghiệp và hợp tác xã (HTX), bà con nông dân huyện Ia Grai từng bước tham gia mô hình liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Cái “bắt tay” giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Phát huy vai trò “cầu nối”

Theo đánh giá của chính quyền xã Ia Pếch, mô hình liên kết trồng dâu nuôi tằm đã mang lại lợi ích lớn cho nông dân nhờ giảm chi phí sản xuất, canh tác bền vững và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Ông Puih H'Lonh (làng Ku Tong) là một trong số ít hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia Tổ hội nghề nghiệp dâu tằm tơ của xã. Ông cho biết: Đầu năm 2023, với hơn 2,5 sào đất trồng dâu, ông nuôi từ nửa hộp đến 1 hộp tằm giống, mỗi tháng thu nhập từ 5 đến trên 10 triệu đồng.

Nhận thấy mô hình này hiệu quả, ông tiếp tục phá bỏ hơn 2 sào điều kém hiệu quả để trồng dâu nhằm mở rộng quy mô nuôi 1-2 hộp tằm giống/tháng.

“Từ khi tham gia tổ hội nghề nghiệp, thu nhập của gia đình tôi được cải thiện rõ rệt. Chúng tôi không phải lo đầu ra sản phẩm, giá kén bán dao động 195-210 ngàn đồng/kg”-ông H'Lonh nói.

Nhờ tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm, thu nhập của gia đình ông Puih H'Lonh (làng Ku Tong, xã Ia Pếch) cải thiện rõ rệt. Ảnh: M.P

Nhờ tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm, thu nhập của gia đình ông Puih H'Lonh (làng Ku Tong, xã Ia Pếch) cải thiện rõ rệt. Ảnh: M.P

Theo ông Trần Ngọc Minh-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp dâu tằm tơ xã Ia Pếch: Tổ hiện có 50 thành viên trồng dâu nuôi tằm với diện tích trên 50 ha. Từ hơn 4 tháng trở lại đây, ông đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Tơ tằm Ba Minh (tỉnh Lâm Đồng) và xây dựng mối liên kết sản xuất-tiêu thụ với người dân. Mỗi tháng, ông thu mua của thành viên trong tổ và người dân các xã lân cận khoảng 7 tấn kén với chi phí 1,5-1,7 tỷ đồng.

“Trước đây, phải mất cả tuần cho đến nửa tháng người bán kén mới nhận được tiền chi trả từ phía công ty thu mua. Nhưng từ khi tôi đứng ra liên kết với người dân và tổ chức thu mua, việc thanh toán diễn ra nhanh chóng.

Để động viên bà con tham gia Tổ hội nghề nghiệp dâu tằm tơ, tôi còn chủ động giảm bớt lợi nhuận của mình để thu mua cao hơn giá thị trường 3-4 ngàn đồng/kg kén nhằm tạo động lực cho các thành viên mở rộng quy mô sản xuất”-ông Minh cho hay.

Tuy mới thành lập vào cuối năm 2023 nhưng HTX Nông nghiệp Cao Nguyên (xã Ia Bă) cũng xây dựng được mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp về sản xuất, chế biến và tiêu thụ gắn với chuỗi giá trị sản phẩm cà phê.

Ông Đào Duy Quỳnh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX-cho biết: Đơn vị đã liên kết với Công ty TNHH Cà phê Tropico Tây Nguyên (TP. Pleiku) sản xuất cà phê theo phương pháp bán ướt và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Hiện đã có 40 thành viên của HTX tham gia với diện tích 100 ha.

Hợp tác xã Nông nghiệp Cao Nguyên (xã Ia Bă) thuê nhân công lựa chọn những quả cà phê chín đạt chuẩn theo quy định cung ứng cho doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Ảnh: Minh Phương

Hợp tác xã Nông nghiệp Cao Nguyên (xã Ia Bă) thuê nhân công lựa chọn những quả cà phê chín đạt chuẩn theo quy định cung ứng cho doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Ảnh: Minh Phương

Theo Giám đốc HTX Nông nghiệp Cao Nguyên, mô hình liên kết này có giá thu mua cao hơn so với bình thường vì yêu cầu thu hái quả chín tươi với tỷ lệ từ 80% trở lên. Khi thu hoạch, bà con nông dân mang sản phẩm đến HTX để xay vỏ theo quy trình chế biến ra cà phê nhân.

Nếu người dân không có điều kiện phơi thì khi thu mua sẽ được cộng trực tiếp 1-1,2 triệu đồng/tấn so với giá thị trường; còn nếu tự phơi sẽ được cộng thêm 7 triệu đồng/tấn. Với cà phê xanh chưa đủ chuẩn chín (tỷ lệ 70% trở lên), HTX cũng thu mua với giá cộng thêm 500 ngàn đồng/tấn so với thị trường.

“Đến vụ thu hoạch, chúng tôi tổ chức họp bàn, thỏa thuận với bà con để lựa chọn phương án bảo quản nhưng phải đảm bảo chất lượng. Đó là cà phê phải được phơi giàn, còn vỏ lụa. Chính lượng đường từ vỏ lụa này trong quá trình phơi sẽ ngấm vào hạt cà phê giúp tăng hương thơm đặc biệt so với hương vị truyền thống nên giá thu mua cao hơn so với các sản phẩm khác”-ông Quỳnh phân tích.

Đảm bảo hài hòa lợi ích

Giám đốc HTX Nông nghiệp Cao Nguyên cho hay: Mặc dù đơn vị ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với người dân nhưng nguồn nguyên liệu cung cấp chưa nhiều. Năm 2023, HTX chỉ nhập được hơn 70 tấn, trong đó có 20 tấn cà phê đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn (giá trị tăng thêm 10 triệu đồng/tấn).

“Qua quá trình thăm dò, chúng tôi nhận thấy bà con bắt đầu tin tưởng vào mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp. Năm nay, chúng tôi sẽ thu mua hết phần sản lượng của xã viên và một số bà con trong xã, dự kiến trên 200 tấn”-ông Quỳnh thông tin.

Theo ông Đào Duy Quỳnh-Giám đốc HTX Nông nghiệp Cao Nguyên, sắp tới sẽ xây dựng mô hình sản xuất-tiêu thụ đối với sản phẩm sầu riêng. Ảnh: Minh Phương

Theo ông Đào Duy Quỳnh-Giám đốc HTX Nông nghiệp Cao Nguyên, sắp tới sẽ xây dựng mô hình sản xuất-tiêu thụ đối với sản phẩm sầu riêng. Ảnh: Minh Phương

Ông Trần Ngọc Minh cho rằng: Với vai trò Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp dâu tằm tơ xã Ia Pếch, ông đứng ra thu mua và trả tiền trực tiếp cho dân nên họ bắt đầu tin tưởng vào hiệu quả của mối liên kết sản xuất bền vững này.

Thời gian tới, ông sẽ xây dựng vườn ươm giống tằm để xuất bán trực tiếp cho người dân tham gia mô hình, đồng thời chủ động nguồn cung cấp giống để bà con yên tâm sản xuất. Cùng với đó, ông Minh kiến nghị xã thành lập thêm tổ hội nghề nghiệp tương tự, trong đó ưu tiên các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia mô hình này.

Còn ông Châu Tấn Lập-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai thì khẳng định: Nhờ HTX làm đầu mối liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản giữa người dân và doanh nghiệp nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được thuận lợi.

Các tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, HTX đã thể hiện vai trò tích cực trong việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước thực hiện hiệu quả việc liên doanh, liên kết sản xuất-tiêu thụ hàng hóa nông sản cho các thành viên và nông dân.

“Các mô hình liên kết này đang là hướng đi bền vững trong sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích các bên, vừa chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần hỗ trợ nông dân phát triển, nâng cao đời sống”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhấn mạnh.

Trao đổi với P.V, ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho biết: Trên địa bàn huyện có 14 HTX nông nghiệp đang hoạt động với 2.165 thành viên. Việc gắn HTX vào các mô hình liên kết với doanh nghiệp đã góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện sẽ phát huy vai trò cầu nối, giới thiệu, liên kết nông dân, HTX với các doanh nghiệp để tạo dựng và duy trì các chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản, nhất là các loại nông sản thế mạnh như: cà phê, điều, cây ăn quả.

Cùng với đó, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết với nông dân xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, mã số vùng trồng để nâng cao giá trị nông sản cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời đề xuất, tham mưu UBND huyện tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản sau thu hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.