Phát hiện thực phẩm chức năng trộn với tân dược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 26-12, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh (Bộ Y tế) thông tin, đơn vị này vừa phát hiện thực phẩm chức năng giả có tên LINSEN DOUBLE CAULIS Plus không số đăng ký trộn với tân dược.

Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, hiện có nhiều thực phẩm chức năng được rao bán trên website, trang thương mại điện tử và các nền tảng xã hội (Facebook, Tiktok…).

Thực phẩm chức năng giả trộn với tân dược vừa bị phát hiện. Ảnh: VIỆN KN THUỐC

Thực phẩm chức năng giả trộn với tân dược vừa bị phát hiện. Ảnh: VIỆN KN THUỐC

Từ thông tin quảng cáo trên một website, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đã đặt mua sản phẩm “Linh tiên song đằng tố” từ một nhà thuốc ở Hà Nội hay còn gọi là LINSEN DOUBLE CAULIS Plus (thành phần công bố trên nhãn là Caulis Sinomenii 50 mg, Caulis Piperis Futoradsurae 50 mg, Rhizoma Chuanxiong 30 mg, Radix Clematidis 60 mg, Herba Asari Cum Radice 20 mg, Radix Angelicae 50 mg; nhà sản xuất: WELIP (M) SDN. BHD-Malaysia) để phân tích thành phần.

Sản phẩm bán dưới dạng viên nang cứng, lọ 20 viên nang. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm không có thông số đăng ký, số công bố chất lượng được cơ quan chức năng cho phép, do đó có thể được coi là sản phẩm giả mạo thuốc. Trên website nhathuocviet24h có ghi “Thuốc xương khớp Linh tiên song đằng tố, hàng thật” hỗ trợ điều trị bệnh gút-viêm đa khớp-thoái hóa, liều dùng ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Trên nhiều website khác có ghi “Linh tiên song đằng tố này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Thật bất ngờ hơn, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đã phân tích và phát hiện trong mẫu sản phẩm này có chứa Piroxicam và Dexamethason. Đây là 2 thành phần tân dược được pha trộn trái phép. Hàm lượng Piroxicam khoảng 9,56 mg/viên và hàm lượng Dexamethason khoảng 0,27 mg/viên.

Ngay sau khi có kết quả phân tích, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đã gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế để có biện pháp xử lý.

Theo lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, thuốc là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc mua bán thuốc trên website, trang thương mại điện tử và các nền tảng xã hội.

Bên cạnh đó, vận động và tuyên truyền người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không nguồn gốc, không xuất xứ rõ ràng. Một khi phát hiện các sản phẩm thuốc nói trên cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

(GLO)- Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030” nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Lý Minh Thái xung quanh vấn đề này.