Bác sĩ chỉ cách ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ mùa lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn có biết thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ?

Các chuyên gia cho biết thời tiết lạnh có thể làm tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Sau đây, bác sĩ giải thích những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ, theo đài nbc4 Washington.

Thời tiết lạnh có thể gây tăng huyết áp và đó là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ và đau tim.

Các bác sĩ cho biết điều tốt nhất nên làm trong mùa đông là giữ ấm.

Các chuyên gia cho biết thời tiết lạnh có thể làm tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia cho biết thời tiết lạnh có thể làm tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ - bác sĩ Joshua Willey, Phó giáo sư về Thần kinh học tại Đại học Columbia, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Dịch vụ Đột quỵ Bệnh viện NewYork-Presbyterian (Mỹ), cho biết: Tốt nhất nên mặc đủ ấm để nhiệt độ cơ thể cao hơn. Chủ yếu là do nếu bị lạnh và run, cơ thể sẽ căng thẳng rất nhiều.

Bác sĩ Willey cho biết điều đặc biệt quan trọng là cần ghi nhớ khi hoạt động ngoài trời. Mặc quần áo nhiều lớp và giữ ấm phần thân trên để giúp máu lưu thông đến các chi.

Ông nói: Nếu gặp vấn đề với việc lưu thông máu đến chân, hãy luôn mang giày, vớ đủ ấm để có đủ máu lưu thông đến chân, theo nbc4 Washington.

Mặc dù bạn không thể thay đổi thời tiết nhưng bạn có thể cắt giảm các yếu tố rủi ro. Một nghiên cứu cho thấy 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được.

Sau đây là các bước bác sĩ khuyên nên làm để ngăn ngừa đột quỵ:

Kiểm soát các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, rung tâm nhĩ, tiểu đường loại 2 và cholesterol cao.

Kiểm soát huyết áp cao. Đặc biệt, huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ đáng kể gây đột quỵ. Do đó, cần theo dõi huyết áp thường xuyên và thực hiện các bước để giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh.

Kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể góp phần dẫn đến xơ vữa động mạch (hẹp động mạch) và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Người bệnh tiểu đường phải kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, theo Health Shots.

Ăn uống lành mạnh

Tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc, giảm lượng muối. Thêm các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như cá béo, các loại hạt và quả óc chó. Omega-3 có đặc tính chống viêm sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Duy trì tập thể dục đều đặn

Đều đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ khi hoạt động ngoài trời. Mặc quần áo nhiều lớp và giữ ấm phần thân trên để giúp máu lưu thông đến các chi. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Đều đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ khi hoạt động ngoài trời. Mặc quần áo nhiều lớp và giữ ấm phần thân trên để giúp máu lưu thông đến các chi. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu lượng máu đến não, giảm nguy cơ huyết áp cao và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Đặt mục tiêu tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe.

Giảm uống rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ đột quỵ.

Không hút thuốc

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm hỏng mạch máu, tăng huyết áp và thúc đẩy hình thành cục máu đông. Bỏ hút thuốc là một trong những bước hiệu quả nhất để bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ mạn tính làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch. Đặt mục tiêu ngủ 7-9 giờ mỗi đêm và thiết lập thói quen ngủ đều đặn.

Uống đủ nước

Hãy tạo thói quen uống đủ lượng nước cho dù không cảm thấy khát. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Hãy tạo thói quen uống đủ lượng nước cho dù không cảm thấy khát. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Mất nước có thể khiến máu đặc hơn, dễ bị đông máu hơn. Hãy tạo thói quen uống đủ lượng nước cho dù không cảm thấy khát, theo Health Shots.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng mạn tính có thể góp phần gây ra huyết áp cao và tăng nguy cơ đột quỵ là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Thiền, tập thở sâu, nuôi dưỡng sở thích và dành thời gian cho gia đình và bạn bè có thể giúp giải tỏa căng thẳng.

Nhận biết kịp thời dấu hiệu của đột quỵ

Điều quan trọng nữa là phải cảnh giác với các dấu hiệu của đột quỵ. Nếu gặp vấn đề về thăng bằng hoặc thị lực, khuôn mặt bị xệ xuống hoặc bị yếu tay hoặc nói ngọng, hãy nhờ trợ giúp ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.