Bé gái 2 tuổi liệt dây thần kinh số 7 do trời lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bé gái 2 tuổi ở Phú Thọ đi chơi đêm bằng xe máy với bố mẹ nhưng mặc không đủ ấm. Sáng hôm sau gia đình phát hiện cháu bị méo miệng, không thể nhắm kín mắt phải nhập viện.

Bé gái T.G.H. (2 tuổi, ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu đầu tháng 12, bác sĩ kết luận bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh.

Bé gái 2 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 do trời lạnh

Mẹ bệnh nhi cho biết trước đó cháu bé không bị ngã hay có chấn thương gì, trẻ vẫn chơi đùa, ăn ngủ bình thường. Đêm trước cháu được chở đi chơi bằng xe máy đến khoảng 21 giờ mới về nhà, do chủ quan bố mẹ cháu không đội mũ và mặc áo giữ ấm khi trời lạnh.

Sáng sớm hôm sau, người nhà phát hiện trẻ bị méo miệng khi cười hoặc khóc. Trong lúc ăn cháo, uống sữa thì thấy nước cháo, sữa chảy bên mép miệng bên trái; lúc ngủ thấy mắt bên trái không nhắm kín.

Trẻ khó chịu, quấy khóc hơn mọi ngày nên gia đình đã đưa đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ khám. Tại bệnh viện, bác sĩ khám kết luận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Bệnh nhi được điều trị liệt dây thần kinh số 7 kết hợp các phương pháp: châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, hồng ngoại.

Sau 3 tuần điều trị, sức khỏe của trẻ tiến triển, ăn uống tốt, cơ mặt cải thiện nhiều, ăn uống không rơi cơm, mắt nhắm kín, miệng hết lệch. Trẻ được xuất viện.

Từ trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo bậc phụ huynh có con nhỏ, vào mùa thu, đông cần chú ý các biện pháp giữ ấm đầu, mặt, cổ cho trẻ. Khi trời lạnh nên tắm, rửa mặt, đánh răng bằng nước ấm. Cha mẹ không nên tắm cho trẻ vào khoảng 11-13 giờ, hay vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, ốm sốt…

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.