Phát hiện thêm 1 tổng kho sản xuất gạo ST25 'nhái'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh phát hiện 1 cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo trên địa bàn huyện Tiên Du, thu giữ hơn 4 tấn gạo giả thương hiệu “Gạo ông Cua”.

Chiều 27-6, Tổng cục Quản lý thị trường thông tin tới báo chí, lực lượng quản lý thị trường ở tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Ninh phát hiện một cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo trên địa bàn huyện Tiên Du, thu giữ hơn 4 tấn gạo giả thương hiệu “Gạo ông Cua”.

Lực lượng chức năng kiểm tra "tổng kho" gạo ST25 mang nhãn "Gạo ông Cua" nhưng sản xuất ở... Bắc Ninh. Ảnh: L.Q

Lực lượng chức năng kiểm tra "tổng kho" gạo ST25 mang nhãn "Gạo ông Cua" nhưng sản xuất ở... Bắc Ninh. Ảnh: L.Q

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, nghi vấn gạo ST25 giả mạo thương hiệu bắt đầu được đặt ra khi lực lượng chức năng phát hiện tài khoản trên sàn thương mại điện tử Shopee có tên “Đại lý gạo Hồng Anh” đăng bán sản phẩm “Gạo ông Cua” có giá rẻ hơn nhiều so với giá chính hãng.

Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh cùng Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Ninh đã theo dõi từng vận đơn cũng như lọc từng phản hồi của khách hàng về sản phẩm sau mỗi đơn hàng được giao dịch thành công với đại lý của tài khoản này.

Sau quá trình theo dõi, chiều tối 6-6, Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh cùng Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an huyện Tiên Du và Đội Quản lý thị trường số 2 đã kiểm tra đột xuất đại lý gạo Mỳ Tịnh (địa chỉ tại thôn Phúc Nghiêm, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Cơ sở này do ông Nguyễn Minh Tuệ, trú tại thôn Long Văn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh làm chủ.

Tại đây, đoàn kiểm tra, bắt quả tang các công nhân đang thực hiện các hoạt động gia công, đóng gói gạo từ các bao lớn sang các bao bì loại 5kg thể hiện thương hiệu “Gạo ông Cua”. Ngoài tên thương hiệu, trên các nhãn bao bì hiển thị đầy đủ thông tin về website, doanh nghiệp sản xuất và địa chỉ công ty của sản phẩm chính hãng.

Vỏ "Gạo ông Cua" nhưng ruột là gạo sản xuất tại Bắc Ninh

Vỏ "Gạo ông Cua" nhưng ruột là gạo sản xuất tại Bắc Ninh

Những bao "Gạo ông Cua" giả chưa kịp đóng kín bao để tiêu thụ
Những bao "Gạo ông Cua" giả chưa kịp đóng kín bao để tiêu thụ
Máy móc để đóng bao "Gạo ông Cua" giả mạo

Máy móc để đóng bao "Gạo ông Cua" giả mạo

Đoàn kiểm tra còn ghi nhận hàng trăm vỏ bao bì nhãn hiệu “Gạo ông Cua” chưa sử dụng cùng 4 tấn gạo đựng trong 80 bao tải chưa được đóng gói.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa, tang vật đồng thời gửi mẫu cho đơn vị là đại điện theo ủy quyền của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí ở tỉnh Sóc Trăng để xác định hàng thật - hàng giả.

Ngày 12-6, đơn vị này đã có văn bản khẳng định toàn bộ hàng hóa mà Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh tạm giữ là hàng hóa giả mạo nhãn, bao bì của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí.

Trước đó, vào ngày 5-4, lực lượng quản lý thị trường ở TP Hà Nội đã kiểm tra đột xuất 6 cơ sở kinh doanh gạo nằm rải rác trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và huyện Hoài Đức, phát hiện 266 bao gạo, 3.810 tem chống hàng giả, 1.896 bao bì giả mạo nhãn hiệu “Gạo ông Cua” cùng nhiều phương tiện, máy móc dùng để sản xuất, đóng gói gạo ST25 giả.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

Kiểm soát chặt hàng hóa dịp Tết

(GLO)- Trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Ất Tỵ 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã dồn toàn lực kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó chú trọng các địa bàn nông thôn.

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.