Phát hiện hàng chục tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Philippines đã phát hiện hàng chục tàu Trung Quốc xung quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép. Ảnh: Reuters

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn lại thông báo của tuần duyên Philippines ngày 4.3 cho biết lực lượng này đã phát hiện một tàu hải quân Trung Quốc, một tàu hải cảnh Trung Quốc cùng hàng chục tàu dân quân xung quanh đảo Thị Tứ ở Biển Đông. Đây là hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép.

Theo đó, 42 tàu được cho là tàu dân quân Trung Quốc đã được phát hiện gần đảo Thị Tứ. Trong lúc đó, một tàu của Hải quân Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc cũng "lảng vảng" ở vùng biển xung quanh.

Tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5203 được phát hiện gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép ngày 4.3. Ảnh: TUẦN DUYÊN PHILIPPINES

Tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5203 được phát hiện gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép ngày 4.3. Ảnh: TUẦN DUYÊN PHILIPPINES

Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila không phản ứng trước thông tin này.

Hiện lực lượng Philippines có khoảng 400 người trên đảo Thị Tứ, bao gồm nhân viên quân sự và lực lượng thực thi pháp luật.

Các tàu dân quân Trung Quốc gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép ngày 4.3.

Các tàu dân quân Trung Quốc gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép ngày 4.3.

Các chuyên gia nhận định đội tàu đánh cá và hải cảnh Trung Quốc có vai trò trung tâm trong tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Các tàu này liên tục duy trì sự hiện diện, làm phức tạp các hoạt động đánh bắt cá và khai thác năng lượng của các quốc gia ven biển khác.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines 2 tuần trước đã tuyên bố nước này "sẽ không mất dù chỉ 1 cm" lãnh thổ trong bối cảnh Đông Nam Á phản đối "các hoạt động hung hăng" của Trung Quốc trên biển.

"Sự hiện diện trái phép liên tục của Trung Quốc rõ ràng không phù hợp với quyền đi lại vô hại của tàu thuyền và một sự vi phạm trắng trợn đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Philippines", lực lượng tuần duyên Philippines tuyên bố.

Vào tháng trước, ông Marcos Jr. đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Philippines để phản đối cường độ và tần suất các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Philippines đã gửi 77 công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc trên biển. Trong đó, một công hàm nêu ra rằng tàu BRP Malapascua của lực lượng tuần duyên Philippines đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5205 chiếu laser trong vụ việc xảy ra vào chiều 6.2 trên Biển Đông.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng lực lượng hải cảnh của nước này đã hành động theo luật. Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15.2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói cáo buộc của phía Philippines "không phản ánh sự thật". Ông khẳng định tàu tuần duyên Philippines đã "xâm phạm" vùng biển và lực lượng hải cảnh Trung Quốc "buộc phải đáp trả theo luật pháp và cảnh báo tàu này rời khỏi khu vực".

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.