Phát hiện công ty "ma" nhập hàng điện tử Asanzo từ Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục Hải quan TPHCM phát hiện, chuyển Công an điều tra trường hợp một doanh nghiệp đứng tên nhập khẩu cả ngàn chiếc lò nướng nguyên chiếc tháo rời mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc, nhưng không đề xuất xứ, trốn kiểm tra chất lượng nhà nước. 
Ngày 27/6, trao đổi với PLO, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM xác nhận Cục đã phát hiện và chuyển thông tin Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sa Huỳnh nhập khẩu cả ngàn chiếc lò nướng mang nhãn hiệu ASANZO từ Trung Quốc nhưng khai linh kiện, cho cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.HCM) mở rộng điều tra.
"Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động nhập khẩu của các công ty có liên quan đến Tập đoàn điện tử Asanzo", lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM cho biết thêm.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, trước đó, vào tháng 9-2018, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sa Huỳnh mở tờ khai hải quan, khai báo nhập khẩu lô hàng là linh kiện của lò nướng thủy tinh, gồm nắp đậy bằng nhựa, chậu thủy tinh lò nướng, thiết bị đếm thời gian lò nướng, hàng mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Trị giá hàng hóa trên 212 triệu đồng.
 
Lò nướng hiệu Asanzo được nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng không có nhãn mác bị cơ quan hải quan phát hiện. (Hình: Cục Hải quan TP.HCM)
Phát hiện lô hàng có nghi vấn, tháng 9-2018, Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.HCM đã ra quyết định khám xét và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 thực hiện việc khám phương tiện đồ vật.
Kết quả, khám container hàng nhập khẩu của doanh nghiệp này, cơ quan Hải quan phát hiện toàn bộ hàng hóa gồm 1.300 chiếc lò nướng thủy tinh nguyên chiếc đồng bộ, hiệu Asanzo, được tháo rời, mới 100%, nhưng không thể hiện xuất xứ.
Mặt hàng nhập khẩu nêu trên là dạng nguyên chiếc thuộc diện phải kiểm tra chất lượng nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, công ty này khai báo gian dối là linh kiện nhập khẩu nhằm tránh phải kiểm tra chất lượng nhà nước.
 
Các bộ phận, linh kiện của lò nướng nhập khẩu được tháo rời để tránh kiểm tra. (Hình: Cục Hải quan TP.HCM)
Sau khi khám xét lô hàng phát hiện sai phạm, cơ quan hải quan đã mở rộng điều tra, xác minh, phát hiện công ty này thuộc dạng doanh nghiệp “ma” do các đối tượng thành lập nhằm nhập khẩu trái phép hàng hóa.
Cụ thể, xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sa Huỳnh, cơ quan Hải quan phát hiện không có địa chỉ này, người đại diện pháp luật là bà Huỳnh Thị Sà Quôl, Giám đốc công ty cũng không đăng ký tạm trú tại địa phương.
Tuy nhiên, theo cơ quan hải quan, bà Huỳnh Thị Sà Quôl xác nhận thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sa Huỳnh đúng là thông tin cá nhân của bà này.  Bà Huỳnh Thị Sà Quôl cho biết làm công nhân, cư ngụ tại Sóc Trăng, chưa bao giờ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Bà Quôl khẳng định, ai đó đã sử dụng thông tin cá nhân của bà để mạo danh thành lập doanh nghiệp, giả mạo chữ ký của bà để làm ăn phi pháp.
Khi lô hàng bị phát hiện, phía công ty Sa Huỳnh nhờ bà Quôl đến làm việc với cơ quan Hải quan, nhưng bà này không đồng ý, nên đã làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật là ông Trương Ngọc Liêm, sinh năm 1982, cư trú tại TP.HCM. Ông Liêm thừa nhận các chữ ký trên chứng từ mang tên bà Huỳnh Thị Sà Quôl đều do người trong nhóm giả mạo ký.
Từ các chứng cứ, thông tin thu thập được, Cục Hải quan TP.HCM khẳng định, các đối tượng thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sa Huỳnh có hành vi khai báo gian đối, giả mạo hồ sơ để nhập khẩu hàng hóa… có dấu hiệu của tội “buôn lậu” nên đã chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.HCM) điều tra theo thẩm quyền.
Dân trí/Theo Quang Huy (Pháp luật TPHCM)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

(GLO)- Kawasaki Ninja ZX-10R là mẫu sportbike đỉnh cao, được trang bị công nghệ hiện đại và sức mạnh vượt trội từ đường đua MotoGP. Với thiết kế khí động học cùng hiệu suất đáng kinh ngạc, đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những tín đồ đam mê tốc độ và trải nghiệm đua xe chuyên nghiệp.