Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hương nhu chứa một hợp chất gọi là SQDG, hợp chất này ức chế mạnh mẽ hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với sự nhân lên của virus được gọi là “main protease” trong virus corona.

phat-hien-cay-huong-nhu-chua-chat-uc-che-su-phat-trien-cua-virus-sars-cov-2-dd.jpg
Trong ảnh: Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu (Holy Basil) có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona và các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu phát triển một hợp chất tự nhiên có thể sử dụng như một tác nhân điều trị.

Nhóm nghiên cứu do Phó Giáo sư Toshiyuki Hamada tại Khoa Khoa học của Đại học Kagoshima dẫn đầu, đã công bố kết quả trên tạp chí trực tuyến Journal of Natural Medicines số ra cuối tháng 11, một tạp chí học thuật hàng quý do Hiệp hội Dược lý học Nhật Bản xuất bản.

Theo thông báo, hương nhu chứa một hợp chất gọi là Sulfoquinovosyl diacylglycerol (SQDG), hợp chất này ức chế mạnh mẽ hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với sự nhân lên của virus được gọi là “main protease” trong virus corona. Hơn nữa, các thí nghiệm sử dụng tế bào nuôi cấy đã xác nhận khả năng ức chế nhiễm trùng.

Phó Giáo sư Hamada và nhóm của ông đã bắt đầu nghiên cứu từ năm tài chính 2023 nhằm phát triển các tác nhân điều trị COVID-19 bằng cách sử dụng các sản phẩm nông nghiệp và tập trung vào húng quế không có thuốc trừ sâu trồng tại thị trấn Minamiosumi, tỉnh Kagoshima.

Mặc dù đã có thuốc ức chế SARS-CoV-2, nhưng việc sử dụng các chất tự nhiên có thể mở đường cho việc phát triển các phương pháp điều trị an toàn hơn.

Vì nhiều chủng virus có chung một loại “main protease” nên các nhà nghiên cứu cho biết thuốc điều trị sử dụng SQDG có thể có hiệu quả chống lại nhiều chủng virus corona.

Tuy nhiên, SQDG được cho là có tỷ lệ thâm nhập vào tế bào thấp nên sẽ cần một lượng lớn hương nhu để ứng dụng thực tế nếu sử dụng ở dạng hiện tại, và nhóm nghiên cứu đang nỗ lực giải quyết thách thức này.

Phó Giáo sư Hamada cho biết: “Chúng tôi đã khám phá ra tiềm năng phát triển các tác nhân điều trị trong một sản phẩm nông nghiệp tương đối quen thuộc. Điều này cũng có thể dẫn đến các ngành công nghiệp địa phương mới”.

Theo Xuân Giao (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.