Gia tăng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Mexico

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc gia Mỹ Latinh đang chứng kiến sự lưu hành các biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh cùng khả năng kháng vaccine, với 13.843 ca mắc COVID-19 được xác nhận kể từ đầu năm 2024.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)

Mexico ghi nhận 13.843 ca mắc COVID-19 được xác nhận kể từ đầu năm 2024, trong đó bao gồm 638 ca tử vong.

Đáng chú ý, quốc gia Mỹ Latinh này đang chứng kiến sự lưu hành các biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh cùng khả năng kháng vaccine.

Báo cáo ngày 27/10 của Cơ quan Dịch tễ Mexico (DGE), cho biết tính đến hết ngày 23/7/2024, quốc gia Mỹ Latinh này có 145.700 ca nghi mắc COVID-19, trong đó số ca được xác nhận chiếm 9%. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong chiếm 4,6 % trên tổng số ca được xác nhận, cao hơn so với tỷ lệ 4% trong giai đoạn 6 tháng đầu năm nay.

Theo DGE, tương tự như giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19 xảy ra trong giai đoạn 2020-2021, đối tượng dễ mắc bệnh nặng nhất là trẻ dưới 1 tuổi, tiếp đó là trẻ từ 1-4 tuổi và người trên 65 tuổi, đòi hỏi phải nhập viện điều trị.

Các địa phương có số ca COVID-19 cao nhất gồm thủ đô Mexico City, các bang Querétaro, Nuevo León và Puebla. Trong khi đó, thủ đô Mexico City và các bang Puebla, Hidalgo và Veracruz là những nơi chứng kiến tỷ lệ tử vong cao nhất.

Thống kê của DGE cho thấy Mexico đang chứng kiến sự lưu hành của nhiều biến thể Omicron khác nhau, trong đó chủ đạo là JN1 - biến thể phụ từ biến thể BA. 2.86 của Omicron, khiến hơn 2.000 trường hợp mắc từ đầu năm 2024, đồng thời được cho là nguyên nhân chính dẫn đến các ca bệnh nặng và tử vong, đặc biệt ở nhóm trẻ em và người cao tuổi.

Ngoài ra, một biến thể khác có khả năng lây lan mạnh là LB.1 cũng đã khiến hàng trăm ca mắc bệnh kể từ tháng 6 vừa qua.

Hồi tháng 5/2023, Bộ Y tế Mexico tuyên bố nước này chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 sau hơn 3 năm áp dụng nhằm kiểm soát đà lây lan của virus SARS-CoV-2.

Theo thống kê của trang Statista, kể từ khi Mexico phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên hồi tháng 1/2020 cho đến tháng 1/2024, quốc gia Bắc Mỹ này ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 lên tới 7,7 triệu ca, trong đó có khoảng 335.000 người tử vong.

Theo Phi Hùng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.